Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bình thường, nội mạc tử cung sẽ nằm trong tử cung, tạo thành chu kỳ kinh nguyệt, chảy ra ngoài. Thế nhưng vì một lý do nào đó, nội mạc tử cung lạc vào buồng trứng, cơ tử cung… Điều này sẽ gây cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan sinh sản. Vậy lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không? Dưới đây là các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung.
🔷Ngày 14/07/2023: Sau chuyển phôi nên kiêng gì?
🔷Ngày 05/07/2023: Nguyên nhân nào dẫn đến tắc ống dấn trứng?
🔷Ngày 07/07/2023: Trisosmy 21 là gì?
🔷Ngày 03/07/2023: Màu sắc tinh dịch nói lên điều gì?
🔷Ngày 04/07/2023: Trisomy 13 là gì?
🔷Ngày 17/07/2023: Phôi ngày 5 là gì?
1. Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là tình trạng nội mạc tử cung phát triển ở ngoài buồng tử cung và một số vị trí ở trong vùng chậu. Những lớp niêm mạc này sẽ bong ra ở trong kì kinh nguyệt và được tái tạo lại sau khi chu kì này kết thúc. Bệnh xảy ra khi các mảng niêm mạc không đi ra ngoài theo máu kinh mà ở lại trong tử cung hay đi ngược lại lên buồng trứng, gây viêm nhiễm và đau đớn.
Triệu chứng khi bị lạc nội mạc tử cung
Tùy thuộc vào vị trí mà LNMTC có các triệu chứng khác nhau, bao gồm:
- Đau vùng chậu trong giai đoạn hành kinh. Đau có thể bắt đầu sớm hơn và kéo dài sau khi kết thúc hành kinh. Bệnh nhân có thể đau vùng bụng và phía dưới lưng.
- Đau khi giao hợp hoặc sau khi giao hợp. Tình trạng này rất phổ biến trong bệnh LNMTC.
- Đau khi di chuyển hoặc đi tiểu, hoặc đi đại tiện.
- Chảy máu ồ ạt khi hành kinh hoặc giữa các chu kỳ hành kinh.
- Vô sinh, hiếm muộn.
Nguyên nhân nào dẫn tới lạc nội mạc tử cung?
Cho đến nay, nguyên nhân của LNMTC vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, người ta giả thiết một số nguyên nhân như:
- Kinh nguyệt trào ngược: các tế bào NMTC trong kinh nguyệt chảy ngược lên ống dẫn trứng và khu vực chậu thay vì thoát ra ngoài. Những tế bào lạc chỗ này dính vào thành chậu và bề mặt của các cơ quan trong vùng chậu. Tại đây, chúng tiếp tục phát triển, dày lên và gây chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt
- Tế bào NMTC dịch chuyển theo các mạch máu hoặc dịch chuyển đến các phần khác của cơ thể.
- Có thể là hậu quả do quá trình mổ lấy thai hoặc can thiệp vào lòng tử cung. Sự tác động này làm cho niêm mạc.
Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
Nếu không phát hiện và điều trị sớm, LNMTC có thể để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Nhiều chị em mắc bệnh phải đối mặt với vấn đề rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, kinh ít,…. Đây là vấn đề đáng lo đối với các chị em phụ nữ.
Niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và mang bầu. Khi mắc bệnh lạc niêm mạc tử cung, bệnh nhân có khả năng vô sinh rất cao. Càng nhiều tuổi, tình trạng vô sinh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, một số vấn đề bệnh nhân lạc nội mạc tử cung có nguy cơ gặp phải là: chỉ số BMI không cao, cấu tạo và chức năng của tử cung không đảm bảo, khả năng di truyền bệnh cho con gái,… Thậm chí, một vài bệnh nhân có thể mắc bệnh ung thư buồng trứng.
2. Các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
Dùng thuốc giảm đau
Cách này không điều trị triệt để mà chỉ làm giảm bớt khó chịu. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường. Trường hợp đau quá mức có thể sử dụng thuốc giảm đau mạnh do bác sĩ kê đơn.
Liệu pháp hormone
Bổ sung nội tiết tố cũng có thể làm giảm đau hiệu quả, đồng thời ngăn chặn sự tăng trưởng các mô nội mạc tử cung phát triển phía bên ngoài. Phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc ngừa thai hoặc các loại hormone phối hợp chứa progesterone. Tuy nhiên, đây cũng không phải phương pháp điều trị lâu dài.
Phẫu thuật bảo tồn
Phương pháp này thích hợp cho những người không phản ứng với điều trị thuốc và điều chỉnh nội tiết.
Giúp điều trị tận gốc những cơn đau, loại bỏ hết những triệu chứng, đồng thời giúp tăng khả năng thụ thai. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để loại bỏ các tế bào “đi lạc” trong hầu hết các trường hợp. Phẫu thuật này thực hiện qua vết mổ rất nhỏ. Một số trường hợp phải mổ hở với vết mổ lớn hơn.
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung
Phương pháp này chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Trong quá trình phẫu thuật, tử cung, cổ tử cung và buồng trứng có thể được cắt bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, việc cắt bỏ tử cung sẽ ngăn chặn khả năng mang thai và sinh con.
Quyết định về phương pháp điều trị phù hợp nên được đưa ra sau sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ, đồng thời cân nhắc các yếu tố cá nhân và ảnh hưởng lâu dài của từng phương pháp.
Trên đây là các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể và nguyện vọng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bài viết liên quan
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
Chất lượng phôi đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ thành công khi ...
Th9