Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ. Đây không phải là một bệnh, mà là một dạng của buồng trứng. Vì vậy, hội chứng buồng trứng đa nang không thể chữa khỏi. PCOS ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai của người phụ nữ. Vậy hội chứng buồng trứng đa nang là gì? Cần làm gì để kiểm soát tình trạng PCOS?
🌡Ngày 12/09/2023: Nguyên nhân nào gây ra dính buồng tử cung?
🌡Ngày 08/09/2023: Nguyên nhân nào gây ra xuất tinh ngược dòng?
🌡Ngày 31/08/2023: Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới là gì?
🌡Ngày 08/09/2023: Hội chứng buồng trứng đa nang cần lưu ý gì?
🌡Ngày 03/10/2023: 42 tuổi thành công ngay lần chuyển phôi đầu tiên
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng buồng trứng đa nang?
Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?
Hội chứng buồng trứng đa nang – HCBTĐN (PCOS: polycystic ovarian syndrome) là rối loạn nội tiết và chuyển hóa phổ biến, xảy ra trong khoảng 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Buồng trứng đa nang là một nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn phóng noãn. Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang có số nang trứng ở hai buồng trứng nhiều hơn so với mức bình thường.
Những nang nhỏ này thường không phát triển hình thành nang trứng trội được, dẫn đến việc trứng không thể thoát ra để thụ tinh với tinh trùng. Đồng thời, vỏ bao quanh buồng trứng cũng có thể trở nên dày hơn.
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng
- Rối loạn phóng noãn: thông qua các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
- Các dấu hiệu cường androgen: định lượng testosterone trong máu
- Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm: Sự hiện diện của ≥12 nang noãn có kích thước 2-9mm
Các biểu hiện thay đổi rất nhiều giữa các cá thể, chủng tộc và vùng miền khác nhau. Trên từng cá thể, biểu hiện của HCBTĐN cũng có thể thay đổi tùy theo các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng buồng trứng đa nang?
Nguyên nhân của HCBTĐN hiện nay vẫn chưa được tìm ra đầy đủ. Có thể do di truyền trong gia đình, vấn đề nội tiết tố tăng lên trong quá trình phát triển hoặc yếu tố lối sống, thực phẩm.
- Di truyền học
Phụ nữ mắc HCBTĐN có khả năng có mẹ, dì hoặc chị gái mắc cao hơn 50% so với phụ nữ không có.
- Lối sống
Lối sống bao gồm cả thực phẩm và sinh hoạt hằng ngày có thể làm cho các triệu chứng của HCBTĐN trở nên nghiêm trọng hơn hoặc ít hơn.
- Hormone (nội tiết tố)
Các triệu chứng và dấu hiệu của HCBTĐN xảy ra do sự mất cân bằng của hai hormone: Insulin và Androgen.
Phụ nữ thừa cân cũng có thể ảnh hưởng không lành mạnh đến các hormone này. Phụ nữ giảm cân có thể giúp giảm những triệu chứng.
Cần làm gì để kiểm soát tình trạng PCOS?
Nên bổ sung những chất sau:
Bổ sung thực thẩm chứa nhiều vitamin nhóm B
Hơn 80% phụ nữ mắc PCOS được chứng minh là thiếu vitamin nhóm B. Vitamin nhóm B là một trong những chất bổ sung quan trọng nhất cho PCOS. Ngoài ra, một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị buồng trứng đa nang như thuốc ngừa thai và metformin có thể làm cơ thể bạn thiếu hụt các loại vitamin nhóm B này.
Trong số các loại vitamin nhóm B, vitamin B6, vitamin B9 và vitamin B12 đặc biệt quan trọng để cân bằng nội tiết tố trong PCOS. Ba loại vitamin B này giúp giảm viêm bằng cách giảm mức axit amin homocysteine, một chất thường tăng cao ở phụ nữ mắc PCOS. Việc giảm homocysteine có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các triệu chứng sinh sản khác.
Bổ sung thực thẩm chứa nhiều vitamin nhóm D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản. Bao gồm sự phát triển nang noãn và quá trình hoàng thể hóa. Nó ảnh hưởng đến độ nhạy của hormone kích thích nang trứng và sản xuất progesterone trong tế bào hạt ở người.
Tỷ lệ thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ mắc PCOS là khá cao. Khoảng 67-85%, với nồng độ trong huyết thanh dưới 20 ng/ml. Phụ nữ mắc PCOS thiếu hụt vitamin D có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Nồng độ 25 (OH) D thấp có thể làm tăng các triệu chứng PCOS như kháng insulin, phóng noãn, kinh nguyệt không đều, vô sinh, béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ăn nhiều chất xơ
Chế độ ăn nhiều chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ bị PCOS, chẳng hạn như làm giảm mức insulin và chất chống oxy hóa trong các thực phẩm này giúp giảm viêm và vi khuẩn đường ruột tốt hơn.
Các loại thực phẩm chứa chất chống ô-xy hóa
Bởi vì phụ nữ bị PCOS đã được chứng minh là bị viêm ở mức độ thấp. Các dấu hiệu viêm tăng cao có thể làm tăng insulin. Điều đó góp phần làm trầm trọng thêm các triệu chứng PCOS. Vậy nên các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa sẽ có tác dụng chống viêm và cụ thể là:
- Trái cây (dâu tây, việt quất, mâm xôi)
- Rau (rau cải bó xôi, atisô, cải xoăn)
- Ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch nguyên hạt, lúa mì nguyên cám, gạo lứt)
- Chất béo không bão hòa (các loại hạt như hồ đào, dầu ô liu, bơ)…
Nên tránh những chất sau:
Carbohydrate tinh chế
Việc ăn thường xuyên các thực phẩm này có thể làm tăng tình trạng kháng insulin, làm trầm trọng thêm các triệu chứng PCOS.
Đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
Đồ ăn vặt và món chiên rán có thể làm tăng đường huyết và gây bệnh tiểu đường. Đây là những yếu tố chính góp phần vào béo phì.
Chất béo không lành mạnh
Chất béo không lành mạnh có thể tăng sản xuất estrogen, làm cho các triệu chứng PCOS trở nên tồi tệ hơn và có thể góp phần vào tăng cân…
Tại Viện Mô phôi, tỷ lệ bệnh nhân mắc PCOS rất nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ khó thụ thai. Vì vậy, khi thấy mình có các biểu hiện trên, hãy đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn đầy đủ.
Bài viết liên quan
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10