Chậm kinh là dấu hiệu của tình trạng gì?

z5185012639925 69ffe8ce630acafb311f53e25393fd2b

Kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khoẻ của chị em phụ nữ. Tuy nhiên hiện nay tình trạng kinh nguyệt thất thường gặp khá phổ biến ở phụ nữ. Có người chu kỳ kinh quá ngắn, có người lại quá dài. Thậm chí có những trường hợp 1 năm có kinh nguyệt một đến hai lần. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Vậy chậm kinh là dấu hiệu của tình trạng gì?

Kinh nguyệt hình thành như thế nào?

Kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.

20200516 mau kinh ra it 02
Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng.

Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 – 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ bong ra. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.

Kinh nguyệt hình thành như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng có tính lặp đi lặp lại ở mọi phụ nữ, nó là điều kiện cần thiết để quá trình sinh sản hình thành. Vào thời điểm cơ thể nữ giới trưởng thành sẽ xảy ra sự rụng trứng.

Tuy nhiên, trước khi trứng rụng, nội mạc tử cung sẽ bao phủ bề mặt tử cung. Khi trứng rụng, nội mạc sẽ thay đổi để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ. Khi quá trình thụ tinh không diễn ra, tử cung sẽ tự loại bỏ lớp nội mạc để tiếp tục chu kỳ kinh mới.

Quá trình loại bỏ ấy gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài của nó chính là chất lỏng màu đỏ xuất hiện ở âm đạo. Dù chất lỏng đó vẫn được gọi là máu nhưng thành phần của nó lại khác với máu ở tĩnh mạch.

Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người bắt đầu từ khi bước vào tuổi dậy thì (khoảng 12 – 17 tuổi) cho tới khi hết độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi). Một chu kỳ kinh hành kinh gồm các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn kinh nguyệt
  • Giai đoạn nang trứng (diễn ra song hành với giai đoạn kinh nguyệt)
  • Giai đoạn rụng trứng
  • Giai đoạn hoàng thể.

Chậm kinh là dấu hiệu của tình trạng gì?

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới, chỉ tình trạng đã đến kỳ hành kinh nhưng chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện. Chậm kinh nếu không phải do mang thai và cho con bú thì các chị em nên lưu ý những nguyên nhân sau:

Căng thẳng hoặc stress kéo dài

Chu kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh bởi một hệ thống phức tạp. Bao gồm các cấu trúc não, buồng trứng, tử cung và tuyến giáp. Tình trạng căng thẳng có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi. Từ đó cản trở đến quá trình điều hòa kinh nguyệt. Mức độ căng thẳng càng tăng dần thì tình trạng rối loạn kinh nguyệt càng trầm trọng hơn.

Giảm cân quá mức

Sụt cân nhanh chóng do ăn kiêng hoặc tập luyện thể dục, thể thao quá sức có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể thiếu chất béo cũng như các chất dinh dưỡng khác sẽ không thể sản xuất hormone như bình thường, gây ra những rối loạn trong kỳ kinh hoặc thậm chí khiến chu kỳ kinh nguyệt ngừng hoàn toàn. Điều chỉnh chế độ ăn uống, giữ cơ thể ở mức cân nặng ổn định sẽ giúp kỳ kinh nguyệt ổn định như ban đầu.

Thừa cân hoặc béo phì

Tương tự như trường hợp sụt cân nhanh chóng, tình trạng thừa cân hoặc béo phì có thể gây ra những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến những bất thường trong kỳ kinh nguyệt.

Béo phì có thể khiến cơ thể sản xuất dư thừa lượng Estrogen. Từ đó gây ra những bất thường trong chu kỳ kinh. Thậm chí có thể làm ngừng kỳ kinh nguyệt hoàn toàn. 

Vận động quá sức 

Một số bạn nữ đặt ra mục tiêu cần phải lấy lại vóc dáng một cách nhanh nhất. Một số người chọn cách đến phòng gym và bắt đầu luyện tập liên tục dẫn đến việc quá sức. Điều này thật sự không hề tốt cho cơ thể chút nào và là một trong những nguyên nhân gây trễ kinh ở phụ nữ. 

Tác dụng phụ của thuốc gây nên

Với một số tác dụng phụ của thành phần thuốc nhiều khả năng sẽ gây ra chậm kinh: thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết tố, thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, corticosteroids và thuốc dùng trong hóa trị.

Dấu hiệu của mãn kinh sớm 

Giai đoạn tiền mãn kinh của phái nữ rơi vào khoảng sau 42 tuổi. Đây là lúc cơ thể bắt đầu tạo ra ít estrogen hơn, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của họ. Mãn kinh sớm là khi phụ nữ ngừng kinh nguyệt ở độ tuổi trước 40.

Do các bệnh lý liên quan đến buồng trứng, tử cung

Do các bệnh lý, đặc biệt liên quan tới chức năng, hoạt động của buồng trứng, tử cung đều có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn.

Cần làm gì để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn?

Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ liên quan đến sức khoẻ sinh sản. Mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ nói chung của phụ nữ. Vì vậy, khi thấy mình bị chậm kinh, thậm chí chậm kinh nhiều lần, chị em nên đi khám sớm. 

Chậm kinh là vấn đề không mong muốn ở mọi chị em phụ nữ. Chúng không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do tâm lý lo lắng mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Do đó, mỗi cá nhân cần có những phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả thông qua một số hướng dẫn sau:

  • Luyện tập thể dục điều độ mỗi ngày với các bài tập phù hợp.

  • Duy trì cân nặng ổn định, phù hợp với vóc dáng cơ thể; tránh giảm hoặc tăng cân đột ngột.

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết.

  • Duy trì tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng, áp lực kéo dài.

  • Có thói quen vệ sinh sạch sẽ thân thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng.

  • Tránh lạm dụng thường xuyên các chất kích thích, thuốc tránh thai,…

  • Nên thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện vấn đề bất thường nếu có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status