Dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn đến sức khoẻ của con người. Đặc biệt là đối với những bà mẹ tương lai, những phụ nữ sắp chuyển phôi khi làm IVF. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cho người mẹ có sức khoẻ tốt. Từ đó, cơ thể tiếp nhận phôi thai và dễ làm tổ hơn. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng trước chuyển phôi các mẹ cần lưu ý.
🔥Ngày 09/08/2023: Khi nào nam giới nên đi khám hiếm muộn?
🔥Ngày 08/08/2023: Bệnh Hemophilia do nguyên nhân gì?
🔥Ngày 08/08/2023: Lạc nội mạc tử cung nguy hiểm như thế nào?
🔥Ngày 09/08/2023: Sinh thiết phôi được chỉ định cho những trường hợp nào?
🔥Ngày 29/07/2023: Viêm niêm mạc tử cung có gây vô sinh không?
1.Quy trình chuyển phôi?
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Chuyển phôi được thực hiện dưới siêu âm. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5.
Quy trình chuyển phôi
Sau một thời gian canh niêm mạc, khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bạn sẽ được chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
- Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
2. Chế độ dinh dưỡng trước chuyển phôi
Điều duy nhất bạn chỉ cần nhớ là bạn sắp làm mẹ. Một quãng thời gian thai kỳ hơn 9 tháng đang ở phía trước. Chính vì vậy, thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp hành trình làm mẹ thuận lợi hơn.
Đối với bệnh nhân chuyển phôi trữ, các chị sẽ có thời gian để chuẩn bị nội mạc tử cung. Mục đích của điều này theo dõi để đưa phôi đã rã đông phù hợp với thời điểm “cửa sổ làm tổ được mở”. Và tạo ra điều kiện tốt nhất để phôi có thể làm tổ trong lòng tử cung. Chúng ta có thể hiểu ví von là “cải tạo mảnh đất sao cho màu mỡ giàu dinh dưỡng trước khi gieo hạt giống”. Vì vậy ngoài việc tuân thủ theo phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung thì chế độ dinh dưỡng sinh hoạt cũng góp phần thành công.
Nhóm chất béo không bão hoà
Một chế độ ăn uống được khuyến khích là chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, dưới đây là những thực phẩm tốt cho niêm mạc có thể góp phần nào đó cho sự thành công của việc chuyển phôi.
- Nhóm chất béo không bão hoà. Việc cung cấp các chất béo không bão hòa là điều vô cùng tốt cho quá trình thụ thai. Những thực phẩm như: hạnh nhân, hạt điều, đậu hà lan, dầu đậu phộng, bơ tươi, thịt nạc…
- Trong bữa ăn cố gắng ăn xen kẽ: Thịt bò – Lòng trắng trứng – Cá hồi – Cá Thu – Cá Chép – Rau sậm màu (Cải bó xôi, súp-lơ), hoặc ăn bơ sáp (1/2-1 quả mỗi ngày).
- Mâm xôi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Đặc biệt đối với tử cung phụ nữ nó là thuốc bổ tự nhiên, lành mạnh.
Có thể thay bằng Cải bó xôi, chân vịt, cải Bina, táo xanh các loại, táo đỏ hay cam bưởi… -
Kiwi: Đây được xem như một “loại quả vàng” cho sức khỏe các mẹ bầu. Loại quả này có hơn 80 dưỡng chất có lợi cho mẹ và bé, đặc biệt hàm lượng axit folic rất cao giúp ngăn ngừa các nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho trẻ.
- Bơ: Chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B, C, kali, folat,…rất tốt cho các mẹ sau khi chuyển phôi.
Uống nhiều nước
Nước không chỉ giúp hấp thu mà còn giúp vận chuyển các chất cần thiết cho cơ thể cũng như cơ quan sinh sản. Ngoài ra, nước còn giúp cơ thể giải độc tố và cân bằng hormone. Các chị em nên uống đủ nước trong ngày, ít nhất 2l/ ngày để đảm bảo một sức khỏe tốt.
Thư giãn
Vận động, đặc biệt là vận động chân, hông, bụng và lưng giúp giữ cho động mạch máu nuôi buồng tử cung mở, tăng cường máu lưu thông đến cơ quan sinh sản. Bên cạnh đó, vận động còn giúp tinh thần thư giãn, giảm stress. Các bài tập Yoga đặc biệt hữu ích trước và sau chuyển phôi.
Giữ tinh thần và tâm lý lạc quan ổn định
Thời gian trước khi chuyển phôi nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tránh xem phim đọc sách mang tính chất bạo lực, kích động mạnh dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Gia đình người thân cũng tránh những tác động khiến tâm lý căng thẳng, ức chế cho người phụ nữ vì rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến nội tiết và đến phôi thai.
Trên đây là chế độ dinh dưỡng trước chuyển phôi. Hành trình để có một em bé khoẻ mạnh chào đời đối với các gia đình hiếm muộn thật không dễ dàng gì. Một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp phôi làm tổ thuận lợi.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11