Chọc hút noãn là một thủ thuật rất quan trọng khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Sau khoảng thời gian kích thích buồng trứng đạt hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chọc hút noãn. Sau khi kích thước các nang noãn đạt yêu cầu, bệnh nhân sẽ được tiêm mũi rụng trứng. Sau khoảng 36 giờ tiêm mũi rụng trứng, chọc hút noãn sẽ được tiến hành. Vậy cần lưu ý gì trước khi chọc hút noãn? Có được uống nước lọc trước khi chọc hút noãn không?
Ngày 15/07/2024: Những trường hợp nào cần thực hiện PGT?
Ngày 12/07/2024: Hành trình 6 năm của vợ chồng chị Thanh đã đón con yêu tại Viện!
Ngày 11/07/2024: Làm mẹ sau 15 năm mong con!
Ngày 12/07/2024: Lỗ tử cung bị chít hẹp ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Ngày 11/07/2024: Những trường hợp nào cần thực hiện PGT-M?
Ngày 10/07/2024: Bệnh nhân AMH 0,094 đã điều trị thành công tại Viện
Chọc hút noãn có đau không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn cực kỳ quan trọng khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết, có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín rồi rụng xuống. Thuốc sẽ giúp tăng nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ, kích thích nang trứng dần trưởng thành, tăng tỷ lệ có thai.
Tiêm kích trứng là kỹ thuật sử dụng thuốc nội tiết bằng đường tiêm. Mục đích nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai đoạn trưởng thành. Khi nang trứng đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG (còn gọi là mũi tiêm rụng trứng) để giúp trứng rụng.
Tại sao cần phải tiêm kích trứng?
Ước tính, trung bình cứ 6 – 7 cặp vợ chồng sẽ có ít nhất một cặp bị hiếm muộn. Tại Việt Nam, tình trạng hiếm muộn thường do nhiều nguyên nhân. Như các rối loạn dẫn trứng, tắc ống dẫn trứng (ở người vợ). Hoặc bất thường ở tinh trùng (ở người chồng). Do đó, đây được xem là phương pháp tăng cơ hội thụ thai thành công đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Thời điểm tiêm kích trứng
Sau khi có kết quả khám ban đầu, bác sĩ điều trị sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Từ đó tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể.
Thông thường, thời điểm thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe bệnh nhân thuận lợi.
Chọc hút noãn được tiến hành khi nào?
Khi đã có được số lượng nang trứng đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm 1 mũi hCG để kích thích trứng trưởng thành. Khoảng 36 giờ sau tiêm mũi trưởng thành noãn, bệnh nhân sẽ được chọc noãn. Chọc hút trứng (noãn) là một thủ tục xâm lấn và có gây mê tĩnh mạch. Bước chọc noãn sẽ được tiến hành để lấy các noãn đạt yêu cầu từ cơ thể người phụ nữ.
Chọc hút noãn có đau không?
Chọc hút noãn là một thủ thuật y tế xâm lấn. Trong quá trình chọc hút, bệnh nhân sẽ được gây mê tĩnh mạch. Vì vậy, khi bác sĩ thực hiện thao tác chọc hút trứng sẽ không gây đau đớn cho người bệnh trong suốt quá trình thực hiện.
Sau khi chọc hút noãn, bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi tại Viện khoảng 3 tiếng. Nếu sức khỏe ổn định có thể ra về. Nếu sau chọc hút bệnh nhân cảm thấy đau tức ở phần bụng dưới, đi lại hoặc vận động khó khăn hơn bình thường có thể liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra. Thông thường những cơn đau sẽ ở trong ngưỡng chịu đựng được và sẽ dần hết trong những ngày sau đó.
Hướng dẫn bệnh nhân chọc hút noãn
Trước khi diễn ra ca chọc hút
- Vợ: ăn nhẹ trước giờ chọc trứng khoảng 8 tiếng. Sau đó không ăn uống, kể cả uống nước lọc.
- Không trang điểm, không đeo đồ trang sức.
- Không sử dụng nước hoa, hóa mỹ phẩm.
- Mang theo căn cước công dân, đăng ký kết hôn bản gốc của hai vợ chồng.
- Bệnh nhân có mặt tại Viện trước 30 phút để làm thủ tục hành chính:
Vợ: kiểm tra vân tay đeo vòng tay kiểm soát,
Chồng: kiểm tra vân tay đeo vòng tay kiểm soát, lấy tinh dịch, viết đơn cam kết lấy mẫu tinh dịch, bàn giao mẫu và ký đơn trước mặt nhân viên y tế.
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi: Có được uống nước lọc trước khi chọc hút noãn không? Câu trả lời là bệnh nhân cần nhịn ăn, uống kể cả nước lọc 6-8 giờ đồng hồ trước khi tiến hành thủ thuật.
Quy trình chọc hút noãn
- Bước 1: Đặt người bệnh nằm tư thế phụ khoa. Lập đường truyền tĩnh mạch, theo dõi nhịp tim và huyết áp. Giảm đau cho bệnh nhân bằng gây mê, hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê.
- Bước 2: Lau sạch âm hộ, mở mỏ vịt, lau sạch âm đạo bằng nước muối sinh lý.
- Bước 3: Đưa đầu dò siêu âm vào âm đạo, đánh giá số lượng nang noãn, khả năng tiếp cận của đầu dò với buồng trứng.
- Bước 4: Gắn kim chọc hút vào bơm tiêm (hoặc gắn vào máy hút noãn), tráng kim và bơm tiêm bằng môi trường nuôi cấy. Tiến hành chọc và hút noãn từng nang một và từng bên buồng trứng
- Bước 5: Chuyển dịch nang hút được vào trong lab để nhặt noãn (quy trình thu nhặt noãn). Kiểm tra lại để đảm bảo không bị chảy máu trong.
Sau khi chọc hút trứng:
- Nằm nghỉ tại giường khoảng 3h sau chọc hút trứng, chỉ được về khi bác sĩ cho phép
- Thông báo cho Viện khi có các triệu chứng: chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, ra máu âm đạo, đi tiểu ra máu…
- Dùng thuốc theo đơn sau khi chọc hút trứng
- Tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ.
Bài viết liên quan
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12
Niêm mạc tử cung quá dày cần làm gì?
Niêm mạc tử cung là yếu tố quan trọng trong việc làm tổ và phát ...
Th12