Thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay được xem là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đai nhất. Từ khi triển khai thành công đến nay, kỹ thuật này đã mở ra nhiều cơ hội cho bệnh nhân. Tuy nhiên có những trường hợp bệnh nhân không chỉ làm IVF mà còn phải xin noãn. Hoặc có trường hợp cần phải xin tinh trùng hiến trong trường hợp vô sinh nam không có tinh trùng tự thân. Vậy có thể vừa xin trứng vừa xin tinh trùng được không?
🔥Ngày 19/04/2023: Polyp buồng tử cung có thể tự khỏi không?
🔥Ngày 18/04/2023: Phôi ngày 3 là gì?
🔥Ngày 15/04/2023: Nguy cơ vô sinh thứ phát sau khi mổ lấy thai
🔥Ngày 17/04/2023: Phôi nang là gì?
🔥Ngày 12/04/2023: Vô sinh thứ phát là gì?
🔥Ngày 21/04/2023: PGT-M là gì?
Những trường hợp nào được chỉ định xin trứng?
Xin noãn hiến là gì?
Xin noãn (trứng) hiến được thực hiện cho các trường hợp mà nguyên nhân hiếm muộn đến từ phía chất lượng noãn người vợ kém, người chồng bắt buộc phải có tinh trùng tự thân.
Những trường hợp nào cần phải xin noãn hiến?
- Bệnh nhân điều trị khi lớn tuổi, noãn bất thường nặng
- Trường hợp suy buồng trứng sớm.
- Có các bệnh lý di truyền
- Đã có nhiều chu kỳ (3 chu kỳ) thụ tinh trong ống nghiệm bằng trứng tự thân nhưng thất bại
- Phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng nhưng có tử cung và có nguyện vọng sinh con
- Phụ nữ mãn kinh có nhu cầu sinh con, tử cung vẫn còn chức năng.
Yêu cầu đối với người nhận noãn
- Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không đảm bảo chất lượng để thụ thai.
- Người nhận noãn phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Yêu cầu đối với người hiến noãn
- Chưa từng cho noãn
- Tự nguyện hiến/ cho noãn.
- Là người gốc Việt Nam.
- Không có quan hệ huyết thống với chồng người xin noãn (trong phạm vi 3 đời).
- Độ tuổi: Tối thiểu 18 tuổi (không giới hạn độ tuổi tối đa người cho noãn)
- Đã có quan hệ tình dục. Nếu người cho noãn đã có gia đình thì bắt buộc phải có sự đồng ý từ phía người chồng.
- Hiện không có thai và không cho con bú.
- Các xét nghiệm và siêu âm không phát hiện bất thường ở chức năng buồng trứng.
- Không mắc các bệnh truyền nhiễm (HIV, Viêm gan siêu vi B,C, Giang mai).
- Không mắc các bệnh lý di truyền và tâm thần.
- Không có người thân trong gia đình bị bệnh di truyền hoặc tâm thần.
Những trường hợp nào được chỉ định xin tình trùng?
Xin tinh trùng hiến là gì?
Xin tinh trùng là chỉ việc vận động 1 người nam khỏe mạnh hiến tinh trùng. Nhằm mục đích nhân đạo giúp phụ nữ đơn thânhoặc các cặp vợ chồng vô sinh do yếu tố nam giới.
Đối với người cho tinh trùng bắt buộc phải làm đầy đủ những xét nghiệm theo chỉ định. Điều này để đảm bảo chất lượng tinh trùng hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc bệnh di truyền.
Những trường hợp nào cần phải xin tinh trùng hiến?
Có 2 nhóm đối tượng có thể lựa chọn hình thức xin tinh trùng:
- Đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn: xin tinh trùng thường chỉ định cho những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn mà nguyên nhân đến từ người chồng như có tổn thương không thể hồi phục ở cơ quan sinh sản (ví dụ vấn đề về nội tiết tố, khiếm khuyết di truyền hoặc không tìm thấy tinh trùng sau khi thực hiện các phẫu thuật thu tinh trùng). Đã thực hiện một số kỹ thuật can thiệp tinh hoàn nhưng không có tinh trùng.
- Trường hợp mẹ đơn thân: phụ nữ độc thân muốn được làm mẹ nên cần sự can thiệp của các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Điều kiện đối với người hiến và nhận tinh trùng
Điều này đã được quy định rõ ràng trên cơ sở pháp luật.
Đối với người hiến tinh trùng:
- Người cho tinh trùng được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.
- Tự nguyện cho tinh trùng và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
- Tinh trùng của người cho chỉ được sử dụng cho một người. Nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.
Đối với người nhận tinh trùng:
- Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh. Mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng. Hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
-
Người nhận tinh trùng phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật IVF, mang thai và sinh con. Không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B.
Có thể vừa xin trứng vừa xin tinh trùng được không?
Theo quy định hiện hành của Bộ Y tế dựa trên luật pháp Việt Nam thì các chỉ định trên không thể điều trị kết hợp cùng nhau.
Tức là, khi đã thực hiện IVF bằng phương pháp xin trứng thì bắt buộc phải sử dụng tinh trùng tự thân của người chồng. Và ngược lại, đã thực hiện IVF bằng phương pháp xin tinh trùng thì bắt buộc phải sử dụng trứng tự thân của người vợ.
Tại Viện Mô phôi, chỉ định xin trứng và xin tinh trùng cần có chỉ định của bác sĩ.
Bài viết liên quan
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
Chất lượng phôi đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ thành công khi ...
Th9
Viện Mô phôi triển khai những gói xét nghiệm NIPT nào?
Cứ mỗi 13 phút thì có một trẻ di tật ra đời. 11% trong số ...
Th9