Vòi trứng hay ống dẫn trứng là cơ quan sinh sản quan trọng của nữ giới. Một phụ nữ có sức khoẻ sinh sản bình thường sẽ có hai vòi trứng thông hoàn toàn. Hai vòi trứng này bắt nguồn từ đáy tử cung và là nơi noãn và tinh trùng thụ tinh. Vì có vai trò rất quan trọng nên khi vòi trứng gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sinh sản. Ứ dịch vòi trứng hay tắc vòi trứng sẽ cản trở hành trình làm mẹ của phụ nữ. Vậy đã cắt bỏ một vòi trứng thì có cơ hội mang thai không?
❌Ngày 22/10/2024: Chi phí chuyển phôi trữ tại Viện là bao nhiêu?
❌Ngày 02/08/2024: Hãy khuyên chồng đi khám hiếm muộn nếu có các dấu hiệu này
❌Ngày 01/08/2024: Hai em bé đáng yêu của mẹ Thảo – bố Kiên (Bắc Giang)!
❌Ngày 31/07/2024: AMH thấp có gặp khó khăn gì khi điều trị hiếm muộn không?
❌❌Ngày 31/07/2024: Bác sĩ Trịnh Thế Sơn tham gia Genetic Counseling Talks
Ngày 01/08/2024: Trữ đông tinh trùng cho nam giới sau khi mắc quai bị
Những nguyên nhân nào khiến phải cắt bỏ vòi trứng?
Vòi trứng (hay còn gọi ống dẫn trứng) được bắt nguồn từ đáy tử cung. Một cơ quan sinh dục bình thường ở nữ giới sẽ có 2 ống dẫn trứng, rỗng và thông đến buồng tử cung. Phần cuối cùng của ống dẫn trứng là những tua nhỏ nằm ngay sát buồng trứng. Bộ phận này có chức năng chính là đỡ trứng chín rụng. Đây cũng là nơi tinh trùng và trứng thụ tinh sau đó di chuyển về tử cung để làm tổ và phát triển.
Cấu tạo ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng là một ống có chiều dài từ 9 – 12 cm. Một đầu của ống dẫn trứng sẽ thông với tử cung, đầu còn lại sẽ thông với ổ bụng để “hứng’ trứng. Cấu tạo của ống dẫn trứng bao gồm các phần chính đó là:
- Phần phễu ở gần buồng trứng,
- Phần phình ống
- Eo ống.
Chức năng của vòi trứng
Vòi trứng là một bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của nữ giới. Ống dẫn trứng có hai nhiệm vụ chính:
- Là đường di chuyển tự nhiên của trứng và tinh trùng
- Là nơi tinh trùng đi vào gặp gỡ trứng từ buồng trứng đi ra, nếu gặp nhau sẽ diễn ra sự thụ tinh.
Mỗi tháng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra một số lượng trứng nhất định. Khi trứng rụng sẽ rơi vào ống dẫn trứng để tới tử cung. Trong quá trình di chuyển này, nếu trứng gặp tinh trùng thì sẽ xảy ra hiện tượng thụ thai. Nếu không, trứng sẽ bị đào thải ra bên ngoài dưới dạng kinh nguyệt hàng tháng.
Khác với tinh trùng, trứng không có khả năng tự di chuyển. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ được các tua nhỏ nằm ở đoạn cuối ống dẫn trứng “đẩy” về buồng tử cung, hình thành nên thai nhi.
Khi nào bệnh nhân phải cắt bỏ vòi trứng?
Ứ dịch vòi trứng
Ứ dịch vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị tắc nghẽn bởi dịch, mủ. Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, hầu hết phụ nữ chỉ phát hiện vòi trứng bị ứ dịch khi bệnh ở giai đoạn nặng nên việc điều trị khá khó khăn và hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.
Chức năng của vòi trứng là mang trứng và tinh trùng đã thụ tinh đến cổ tử cung để làm tổ và phát triển. Khi vòi trứng bị ứ dịch và tắc làm cho quá trình trên càng trở nên khó khăn, nếu tiếp tục diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến vô sinh.
Trường hợp vòi trứng ứ dịch nặng, khả năng mang thai tự nhiên lẫn thụ tinh trong ống nghiệm thường có độ thành công không cao. Vì vậy, phụ nữ ứ dịch vòi trứng thường được khuyên làm phẫu thuật cắt 1 bên vòi trứng bị tổn thương trước khi tiến hành thụ tinh ống nghiệm để tăng khả năng có thai.
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng thai không làm tổ bên trong tử cung mà nằm bên ngoài. Thông thường, một số vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm: vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng. Thai nằm ở vòi tử cung trường hợp mang thai ngoài tử cung dễ gặp nhất. Trường hợp này có thể chiếm tới 95% các ca mang thai ngoài tử cung.
Khi mang thai ngoài tử cung, túi thai sẽ không được buồng tử cung bảo vệ, nếu bị vỡ, túi thai sẽ khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ. Khi đó để bảo đảm an toàn cho thai phụ, cần phải cắt 1 bên vòi trứng.
Viêm nhiễm vùng chậu hoặc 2 bên vòi trứng
Tình trạng viêm nhiễm nặng nề là một nguyên nhân khiến nữ giới phải cắt 1 bên vòi trứng. Một số trường hợp phụ nữ buộc phải cắt vòi trứng do nạo phá thai nhiều lần, gây biến chứng viêm nhiễm vùng chậu.
Đã cắt bỏ một vòi trứng thì có cơ hội mang thai không?
Khi bệnh nhân vẫn có hai vòi trứng còn chức năng thì cơ hội mang thai tự nhiên cao.
Trong trường hợp đã cắt 1 bên ống dẫn trứng nhưng vòi trứng còn lại vẫn có khả năng hoạt động bình thường, người phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai tự nhiên. Mỗi tháng, hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra ở 2 bên buồng trứng và luân phiên nhau.
Về lý thuyết, khả năng có thai tự nhiên của người phụ nữ bị cắt 1 bên vòi trứng sẽ giảm đi phần nào so với những người có đầy đủ hai bên vòi trứng. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều phụ nữ vẫn có thể mang thai một cách tự nhiên ngay trong năm đầu sau khi phẫu thuật cắt bỏ một bên vòi trứng. Do đó, việc cắt 1 bên ống dẫn trứng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng mang thai. Điều quan trọng đối với người phụ nữ mong muốn mang thai là giữ tâm trạng thoải mái, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, kiểm soát mức cân nặng hợp lý, duy trì lối sống khoa học và thói quen lành mạnh.
Trường hợp người phụ nữ phải loại bỏ cả hai bên vòi trứng thì khả năng mang thai vẫn có thể. Nhưng bệnh nhân cần đến những phương pháp hỗ trợ sinh sản. Trường hợp cắt hai vòi trứng tại Viện Mô phôi sẽ được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm.
Bài viết liên quan
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12
Sảy thai liên tiếp và những điều cần biết
Con cái là sợi dây gắn kết tình cảm trong cuộc hôn nhân của mỗi ...
Th12