Làm mẹ là hành trình có nhiều điều thú vị và thiêng liêng. Nhưng không phải ai cũng may mắn có thai kỳ trọn vẹn đủ tháng đủ ngày. Một thai kỳ bình thường sẽ phát triển trong buồng tử cung. Nhưng có những trường hợp oái ăm, vì lý do nào đó, phôi thai không làm tổ trong buồng tử cung. Mà nó nằm ở một vị trí khác: ống dẫn trứng (đa số), cổ tử cung, ổ bụng… Đó gọi là thai ngoài tử cung. Vậy mang thai ngoài tử cung nguy hiểm như thế nào và cần xử lý ra sao?
1. Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng thai không làm tổ bên trong tử cung mà nằm bên ngoài. Thông thường, một số vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:
Thai nằm ở vòi tử cung – một trong những trường hợp mang thai ngoài tử cung dễ gặp nhất, có thể chiếm tới 95% các ca mang thai ngoài tử cung.
Thai ngoài tử cung có thể nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.
Khi mang thai ngoài tử cung, túi thai sẽ không được buồng tử cung bảo vệ, nếu bị vỡ, túi thai sẽ khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ.
Nguyên nhân dẫn đến điều này là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng mang thai ngoài tử cung, một trong số các nguyên nhân đó là do viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu, ống dẫn trứng bị hẹp hoặc bị dị tật, người phụ nữ bị u nang buồng trứng hoặc đã từng nạo phá thai,… Bên cạnh đó, nếu phụ nữ mắc các bệnh lây qua đường tình dục thì sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn so với người bình thường.
2. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung cũng sẽ có những dấu hiệu mang thai thông thường như chậm kinh, đau bụng, căng tức ngực, buồn nôn… Tuy nhiên, chị em cũng nên cẩn trọng với một số dấu hiệu sau.
- Toát mồ hôi hột
- Đau bụng dữ dội
- Mặt tái nhợt
- Khó thở
- Chân tay bủn rủn
- Mạch đập nhanh
- Huyết áp thấp
- Thậm chí kiệt sức và ngất xỉu
3. Cần làm gì để xác định mang thai ngoài tử cung?
Thai ngoài tử cung là bệnh lý sản phụ khoa cấp tính rất nguy hiểm. Bởi khi vỡ nó sẽ gây chảy máu ồ ạt. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Vì thế khám thai sớm là điều các thai phụ được khuyến cáo.
Nếu nghi ngờ, mẹ bầu sẽ cần thực hiện các xét nghiệm hoặc phương pháp để chẩn đoán chính xác như:
Siêu âm
Siêu âm hiện là cách đơn giản nhất, thường áp dụng nhất để phát hiện và xác định thai ngoài tử cung. Siêu âm thai được thực hiện từ rất sớm, từ những lần khám thai định kỳ đầu tiên nên bác sĩ thường kết hợp kiểm tra thai ngoài tử cung.
⁉️⁉️⁉️⁉️Có Thể Bạn Chưa Biết: Chửa Trứng Là Gì?
Hiện nay, có hai phương pháp siêu âm thai được thực hiện. Đó là siêu âm đầu qua ngả âm đạo và siêu âm ổ bung. Cả hai phương pháp này đều cho phép phát hiện và chẩn đoán thai ngoài tử cung.
Thử máu
Để biết rõ thai phụ có nguy cơ chửa ngoài tử cung hay không, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm kiểm tra nồng độ HCG (βhCG). Nếu nồng độ hCG > 150UI/ml thì thai phát triển trong tử cung, nếu thấp hơn hoặc > 1500 UI/ml mà không thấy thai trong tử cung thì khả năng cao là thai ngoài tử cung.
Nếu đã thực hiện siêu âm và xét nghiệm HCG mà vẫn chưa xác định được chính xác thai nhi có nằm ngoài tử cung hay không thì sẽ thực hiện phương pháp nội soi ổ bụng.
4. Điều trị thai ngoài tử cung như thế nào?
Mang thai ngoài ngoài tử cung là trường hợp cấp cứu sản khoa và không thể sinh được. Chính vì vậy việc phát hiện sớm sẽ giúp tránh được những nguy hiểm cho thai phụ. Tùy vào các triệu chứng thai phụ gặp phải, cũng như kích thước và tình trạng của khối thai mà bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Điều trị bằng thuốc
Những trường hợp được phát hiện sớm khi kích thước khối thai còn bé, chưa vỡ sẽ được điều trị bằng thuốc. Loại thuốc được sử dụng phổ biến là Methotrexate. Nó có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển của tế bào, khối thai sẽ tự tiêu biến sau 4 – 6 tuần dùng thuốc. Tuy nhiên, thai phụ có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán nản, rụng tóc, loét miệng, tiêu chảy… thậm chí là suy tụy, suy gan, suy thận. Do đó, khuyến cáo thai phụ chỉ nên dùng thuốc và dùng thuốc theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật nội soi
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp khối thai có kích thước lớn nhưng chưa vỡ. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ lựa chọn một trong hai phương pháp phẫu thuật mở thông vòi trứng và phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng.
Phẫu thuật mở bụng
Trong trường hợp khối thai đã phát triển lớn và bị vỡ, gây xuất huyết trầm trọng. Khi đó cần tiến hành phẫu thuật mở bụng ngay lập tức. Lúc này, ống dẫn trứng hầu như đã bị hư hỏng hoàn toàn nên cần được loại bỏ.
5. Phòng ngừa như thế nào?
- Quan hệ tình dục an toàn, chỉ quan hệ với một bạn tình
- Không hút thuốc lá, cũng như tránh việc hút thuốc lá bị động
- Thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ
- Tầm soát STDs thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa bất thường, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh
Mang thai ngoài tử cung là trường hợp cấp cứu sản khoa và sẽ nguy hiểm tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Khi thấy chậm kinh hoặc một số biểu hiện như phía trên, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Thai ngoài tử cung sẽ không thể sinh được. Vì vậy can thiệp y tế là điều bắt buộc. Điều này sẽ giúp bảo tồn khả năng sinh sản trong tương lai của bạn.
Bài viết liên quan
U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung
Trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, khi hành kinh máu kinh sẽ ra ...
Th10
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày có nguy cơ vô sinh không?
Hiện nay, thuốc ngừa thai là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa thụ ...
Th9