Tử cung là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của phụ nữ. Đây là nơi sẽ nuôi dưỡng thai nhi trước khi chào đời. Vì vậy, khi tử cung gặp vấn đề, khả năng mang thai của người phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng. Dính buồng tử cung là tình trạng gặp phải khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Khi dính buồng tử cung cần làm gì?
❇️Ngày 09/04/2024: Có nên thông tắc vòi trứng không?
❇️Ngày 08/04/2024: U nang nước buồng trứng ảnh hưởng gì đến sinh sản?
❇️Ngày 05/04/2024: Điều gì sẽ xảy ra vào ngày chọc hút trứng?
❇️Ngày 04/04/2024: Khi nào cần bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân?
❇️Ngày 08/04/2024: Quy trình thực hiện điều trị thụ tinh trong ống nghiệm
❇️Ngày 09/04/2024: Chỉ số AMH thấp có làm IVF được không?
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng dính buồng tử cung?
Tử cung là cơ quan vô cùng quan trọng, thực hiện chức năng sinh sản của người phụ nữ. Tử cung có cấu tạo gồm lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp nội mạc. Trong đó, lớp nội mạc tử cung gồm 2 lớp, lớp nằm phía trên là lớp chức năng, lớp nằm phía dưới là lớp đáy. Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp chức năng sẽ bong ra và bị thải ra ngoài gọi là hiện tượng hành kinh, còn lớp đáy sẽ thực hiện nhiệm vụ tái tạo lại lớp nội mạc chức năng sau mỗi khi hành kinh.
Dính buồng tử cung là hiện tượng lớp đáy nội mạc tử cung bị tổn thương, khiến thành tử cung phía trước và phía sau dính lại với nhau.
Phân loại dính buồng tử cung
Dính buồng tử cung chia làm hai dạng:
- Dính buồng tử cung hoàn toàn: Thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau dính hoàn toàn vào nhau. Đây chính là nguyên nhân gây vô kinh và vô sinh thứ phát ở phụ nữ.
- Dính buồng tử cung một phần: Thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau chỉ dính vào nhau một phần, chị em vẫn có chu kỳ kinh nguyệt với số ngày hành kinh và lượng máu kinh giảm. Trường hợp này chị em vẫn có thể mang thai, nhưng dễ bị sảy thai và hạn chế trong sự phát triển thai.
Nếu bị dính một phần buồng tử cung, chị em vẫn có kinh nguyệt. Nhưng sẽ giảm số ngày hành kinh và lượng máu kinh. Nếu bị toàn bộ, chị em sẽ bị tắt kinh hẳn vì không có nội mạc bong ra gây chảy máu.
Dấu hiệu nhận biết dính buồng tử cung
Kinh nguyệt không đều
Đây là biểu hiện điển hình nhất của bệnh. Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh, lớp nội mạc chức năng sẽ bong ra tạo thành máu kinh. Tuy nhiên, khi bị dính buồng tử cung, lớp nội mạc này không thể tăng sinh hoặc tăng sinh ít, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Lượng máu kinh sẽ phụ thuộc vào mức độ dính của buồng tử cung. Cụ thể:
- Buồng tử cung bị dính một phần: Vẫn xuất hiện kinh nguyệt đúng chu kỳ, tuy nhiên số ngày hành kinh và lượng máu kinh ít đi.
- Buồng tử cung bị dính hoàn toàn: Sau thủ thuật, hoặc phẫu thuật buồng tử cung có thể thấy kinh nguyệt xuất hiện lượng ít, giảm dần và sau đó không thấy kinh nữa.
Đau bụng dưới
Khoảng một tháng sau nạo phá thai hoặc bất kỳ thủ thuật liên quan ở tử cung, nếu chị em thấy đau râm ran ở bụng dưới thường xuyên và ngày càng trầm trọng, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ Sản Phụ khoa thăm khám, xác định có dính buồng tử cung hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Không có thai mặc dù không sử dụng biện pháp tránh thai
Sau một thời gian ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai, nếu chị em vẫn không có thai. Nên đến cơ sở y tế để được chụp tử cung, vòi trứng, chẩn đoán tình trạng buồng tử cung. Bởi theo thống kê, khoảng 1,5% trường hợp vô sinh nữ có liên quan đến hiện tượng này.
Nguyên nhân gây dính buồng tử cung là gì?
- Nạo hút thai, phá thai là nguyên nhân chính gây dính tử cung. Thống kê cho thấy, khoảng 90% trường hợp gặp phải tình trạng này là do can thiệp nạo hút lấy thai.
- Phẫu thuật ở buồng tử cung như cắt u xơ tử cung dưới niêm mạc, hoặc cắt polyp buồng…
- Tình trạng viêm nhiễm nội mạc tử cung kéo dài, không được điều trị kịp thời và dứt điểm…
Dính buồng tử cung cần làm gì?
Phương pháp điều trị dính buồng tử cung hiệu quả nhất là phẫu thuật nội soi nong tách dính buồng tử cung. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật nội soi và dao điện vào tử cung qua âm đạo. Kỹ thuật thông qua hình ảnh kết nối với màn hình nhờ có camera gắn ở đầu dụng cụ.
Sau đó, áp dụng kỹ thuật bơm gel chống dính vào buồng tử cung sau phẫu thuật. Kết hợp với liệu pháp hormone. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật ngắn, chỉ từ 2-3 ngày. Rất nhiều bệnh nhân dính buồng tử cung với hiệu quả điều trị cao, tỷ lệ tái dính sau phẫu thuật thấp.
Quy trình phẫu thuật nội soi nong tách dính buồng tử cung gồm các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị trước phẫu thuật, vô trùng dụng cụ nội soi buồng tử cung.
- Bước 2: Tiến hành thăm khám và đánh giá chuyên sâu. Xác định vị trí tổn thương và các nguy cơ của cuộc phẫu thuật.
- Bước 3: Hướng dẫn bệnh nhân nằm ở tư thế phụ khoa và gây tê cục bộ bộ phận sinh dục nữ.
- Bước 4: Mở âm đạo bằng mỏ vịt, đưa dụng cụ tách dính vào vị trí tử cung bị dính lại. Sau kỹ thuật nong tách dính, bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị kháng viêm. Điều này giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây dính buồng tử cung và viêm nội mạc tử cung. Đồng thời giúp tái tạo nội mạc nhanh chóng.
- Bước 5: Soi buồng tử cung nhằm kiểm tra không bị chảy máu và buồng tử cung được toàn vẹn.
Bài viết liên quan
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Rối loạn chuyển hoá chu trình urê ở trẻ em
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh – một trong những bệnh lý có nguy cơ gây ...
Th12
Sảy thai liên tiếp và những điều cần biết
Con cái là sợi dây gắn kết tình cảm trong cuộc hôn nhân của mỗi ...
Th12
Chi phí điều trị bơm IUI tại Viện Mô phôi
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Quy trình điều trị IVF tại Viện Mô phôi
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ kỹ thuật thụ ...
Th11
Hội chứng siêu nữ 47XXX
Người bình thường có bộ nhiễm sắc thể (NST) 23 cặp, trong đó có 22 ...
Th11