Phụ nữ khi bước vào tuổi dậy thì sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Thông thường, số ngày “đèn đỏ” xuất hiện mỗi chu kỳ là từ 2 – 7 ngày. Nhưng trên thực tế, mỗi chị em phụ nữ lại có thể hành kinh nhiều hoặc ít hơn. Vậy kinh nguyệt kéo dài có đáng lo ngại không? Và khi đó, bạn cần phải làm gì?
I. BẠN BIẾT GÌ VỀ CHU KỲ KINH NGUYỆT?
1. Kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.
Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 – 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ bong ra. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.
2. Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người bắt đầu từ khi bước vào tuổi dậy thì (khoảng 12 – 17 tuổi) cho tới khi hết độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi). Một chu kỳ kinh hành kinh gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn kinh nguyệt
- Giai đoạn nang trứng (diễn ra song hành với giai đoạn kinh nguyệt)
- Giai đoạn rụng trứng
- Giai đoạn hoàng thể
🌸🌸🌸🌸🌸Nên đọc: Ra máu sau chuyển phôi có nguy hiểm không?
II. KINH NGUYỆT BAO LÂU LÀ BÌNH THƯỜNG?
Sẽ rất khó để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì hết bởi tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà thời gian hành kinh có thể dài ngắn khác nhau.
Ở phụ nữ trưởng thành, không sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết thì thời gian hành kinh không quá 7 ngày (có thể là từ 3 – 7 ngày), trong đó 2 ngày đầu là thời điểm mà lượng máu kinh ra nhiều nhất, những ngày sau đó lượng máu sẽ ít dần.
Với những phụ nữ có kinh nguyệt đều thì thời gian hành kinh thường là từ 3 – 5 ngày. Nếu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày thì gọi là rong kinh và nếu điều này lặp lại thường xuyên thì tốt nhất bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân.
III. KINH NGUYỆT KÉO DÀI BAO LÂU LÀ NGUY HIỂM?
Tình trạng kinh nguyệt kéo dài 10 ngày, 2 tuần hoặc thậm chí 1 tháng có thể là dấu hiệu của rong kinh. Rong kinh là rối loạn rất thường gặp ở phụ nữ, trung bình cứ 20 người thì có 1 người gặp phải.
Triệu chứng đặc trưng khi bị rong kinh là thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác đi kèm như:
- Chảy máu nặng (băng vệ sinh ướt chỉ sau khoảng 2 giờ)
- Cục máu đông nhiều
- Đau nhiều, dữ dội ở phần bụng dưới
- Mệt mỏi, khó thở.
Nếu không điều trị, tình trạng rong kinh kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, máu chảy nhiều trong thời gian hành kinh cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây đau bụng dưới và làm ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày.
Kinh nguyệt kéo dài cũng có thể là triệu chứng của các bất thường liên quan đến hormone, bất thường tử cung hoặc thậm chí là dấu hiệu ung thư.
- U xơ tử cung hoặc polyp
- Lạc nội mạc tử cung
- Các bệnh lý về tuyến giáp
- Viêm vùng chậu
- Ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.
IV. KINH NGUYỆT KÉO DÀI PHẢI LÀM SAO?
Bạn cần đi khám ngay nếu kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày, máu kinh ra nhiều hoặc đột nhiên chảy máu âm đạo không đúng ngày hành kinh.
Việc điều trị kinh nguyệt kéo dài như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ chảy máu, sức khỏe, tuổi tác và tiền sử bệnh. Cụ thể, bác sĩ có thể cho bạn:
- Dùng thuốc bổ sung sắt
- Dùng ibuprofen để giảm đau
- Thuốc cầm máu giảm lượng máu chảy ra
- Các loại thuốc ngừa thai, thuốc bổ sung hormone để điều hòa kinh nguyệt và giảm chảy máu.
Nếu sử dụng thuốc nhưng không đáp ứng điều trị, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nong nạo tử cung và soi tử cung.
Hy vọng các thông tin trên đây của chúng tôi đã giúp bạn “gỡ rối” được mối thắc mắc kỳ kinh nguyệt kéo dài nguy hiểm như thế nào, để từ đó biết cách chăm sóc chu kỳ của mình hơn nhé!
Bài viết liên quan
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
Chất lượng phôi đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ thành công khi ...
Th9
Viện Mô phôi triển khai những gói xét nghiệm NIPT nào?
Cứ mỗi 13 phút thì có một trẻ di tật ra đời. 11% trong số ...
Th9