PCOS – Hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là một dạng của buồng trứng mà không phải là một bệnh lý. PCOS là tình trạng khá phổ biến ở các bệnh nhân vô sinh hiếm muộn tại Viện Mô phôi. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng này rất khó có con tự nhiên. Chính vì vậy, việc phát hiện mắc hội chứng này càng sớm càng tốt, giúp cho việc có con trở nên dễ dàng hơn. Vậy hội chứng PCOS có làm tăng nguy cơ sảy thai không?
Ngày 12/12/2024: Hai lần chuyển phôi có hai bạn nhỏ đáng yêu
Ngày 13/12/2024: Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Ngày 23/12/2024: Nam giới trữ đông tinh trùng cần những giấy tờ gì?
Ngày 24/12/2024: Tại sao 25 tuổi chưa từng sinh con mà dự trữ buồng trứng can kiệt??
Ngày 24/12/2024: Độ dày niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi là bao nhiêu?
Ngày 25/12/2024: Loạn sản sụn xương là gì?
Một số biến chứng do hội chứng PCOS gây ra
PCOS: polycystic ovarian syndrome, hay còn gọi là hội chứng buồng trứng đa nang – HCBTĐN, là rối loạn nội tiết và chuyển hóa phổ biến, xảy ra trong khoảng 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Phụ nữ mắc PCOS có nồng độ insulin và androgen cao hơn so với những phụ nữ khác. Sự mất cân bằng nội tiết tố này có thể gây ra một loạt các triệu chứng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Nếu không được quản lý tốt, PCOS có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài nghiêm trọng như:
Nguy cơ ung thư nội mạc tử cung
Phụ nữ mắc HCBTĐN có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung cao hơn so với những khác. Do ảnh hưởng của estrogen nên lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị thụ thai. Nếu người phụ nữ không thụ thai, lớp niêm mạc sẽ bong ra tạo nên hiện tượng kinh nguyệt. Trong khi đó, nếu chu kì kinh nguyệt bất thường hoặc mất kinh, niêm mạc tử cung cứ dày lên và không chịu bong ra do tác dụng của estrogen. Mức estrogen trong cơ thể cao làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Béo phì
Một số nghiên cứu chỉ ra béo phì cũng đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh lý đa nang buồng trứng. Người ta nhận thấy rằng cân nặng đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy các triệu chứng lâm sàng của đa nang buồng trứng. Kiểm soát cân nặng ở mức độ phù hợp có thể giúp cải thiện tiên lượng của bệnh.

Tiểu đường type 2
Ở phụ nữ mắc HCBTĐN, tình trạng kháng insulin khiến lượng đường glucose trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiền tiểu đường.
Bệnh tim
Theo báo cáo của các tổ chức khoa học phụ nữ bị PCOS có tỷ lệ gia tăng các yếu tố nguy cơ với bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, béo phì và các yếu tố nguy cơ không phân loại như protein phản ứng C (CRP), homocystein.
Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng đa nang buồng trứng có thể dẫn đến các rối loạn chuyển hóa nguy hiểm như tình trạng huyết áp cao, đường huyết cao, cholesterol HDL thấp, cholesterol LDL cao… dẫn đến nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, tiểu đường tuýp 2, đột quỵ… Có khoảng ⅓ phụ nữ mắc PCOS có khả năng các mắc hội chứng chuyển hóa.
Rối loạn kinh nguyệt
Đây được xem là ảnh hưởng lớn đối với chị em mắc buồng trứng đa nang. Việc rối loạn kinh nguyệt dẫn đến rối loạn rụng trứng vì vậy việc thụ thai có thể gặp nhiều khó khăn hơn bình thường.

Vô sinh
Các bằng chứng dịch tễ học cho thấy buồng trứng đa nang là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn phóng noãn. Từ đó, làm tăng nguy cơ vô sinh. Theo nghiên cứu trong một quần thể lớn gồm 1.741 phụ nữ bị ảnh hưởng bởi PCOS:
- Phụ nữ vô sinh nguyên phát chiếm 50%,
- Trong khi vô sinh thứ phát chỉ chiếm 25%.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá về các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Thảo luận về tiền sử bệnh và chỉ định khám sức khỏe tổng quát, bao gồm các xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone. Bên cạnh đó, siêu âm cũng được thực hiện để kiểm tra nang trong buồng trứng.
Rối loạn phóng noãn: thông qua các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
- Kinh thưa có chu kỳ trên 35 ngày,hoặc có kinh ít hơn 8 chu kỳ trong 1 năm.
- Vô kinh: khi không có kinh trên 6 tháng.
- Tăng cân : Hơn 1 nửa phụ nữ mắc PCOS có tăng cân và béo phì.
- Rậm lông: thường xuất hiện ở vị trí môi trên, cằm, quanh núm vú, chân.
- Mụn trứng cá: Sự thay đổi của hormone dẫn đến xuất hiện mụn và các mảng tối màu ở da.
- Rụng tóc ( hói đầu kiểu nam ).
Sự hiện diện của ≥12 nang noãn có kích thước 2-9mm
Có ít nhất 2 trong 3 dấu hiệu trên thì gọi là PCOS.
Hội chứng PCOS có làm tăng nguy cơ sảy thai không?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tỷ lệ sảy thai ở những thai phụ bị hội chứng buồng trứng đa nang sẽ cao hơn bình thường. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Úc thì tỷ lệ sảy thai ở phụ nữ bị PCOS cao hơn so với bình thường là 5%.
PCOS và thai kỳ đôi khi có thể là một thách thức, bao gồm nguy cơ sảy thai cao hơn. Nồng độ progesterone không đủ và đôi khi nồng độ androgen cao hơn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. PCOS có nguy cơ sảy thai cao hơn, đặc biệt là khi thừa cân hoặc béo phì, vì chỉ riêng trọng lượng dư thừa cũng làm tăng nguy cơ sảy thai.
Thêm vào đó, có báo cáo về tỷ lệ sảy thai cao hơn đối với những người mắc PCOS thực hiện IVF . Tuy nhiên, nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn đang được tiến hành và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa vì có vẻ như có nhiều hơn một yếu tố làm tăng khả năng sảy thai ở những người mắc PCOS.
Bị PCOS có thể làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng khi mang thai, mặc dù hầu hết phụ nữ bị PCOS đều có thể mang thai thành công. Các biến chứng khác của PCOS liên quan đến thai kỳ bao gồm tăng nguy cơ:
- Bệnh tiểu đường thai kỳ , tiền sản giật và huyết áp cao .
- Sinh non (sinh trước 37 tuần thai kỳ) hoặc sinh mổ do béo phì, tiểu đường hoặc huyết áp cao.
Bài viết liên quan
Xét nghiệm AMH vào thời điểm nào để có kết quả chính xác?
Dự trữ buồng trứng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng ...
Th5
Trữ đông tinh trùng hết bao nhiêu tiền?
Hiện nay, để bảo tồn khả năng sinh sản, đông lạnh giao tử là biện ...
Th5
Bệnh mù màu di truyền như thế nào?
Bệnh mù màu xảy ra khi bạn không thể phân biệt màu sắc cách bình ...
Th5
Nếu mang gen bệnh Thalassemia có thể sinh con khỏe mạnh không?
Thalassemia hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh, là một bệnh di truyền ...
Th5
Tiêm kích trứng IVF khoảng bao nhiêu ngày?
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số ...
Th5
Hội chứng Fragile X là gì?
Một người bình thường sinh ra với 46 nhiễm sắc thể (NST). 46NST này chia ...
Th4