Sau giai đoạn chuyển phôi mẹ bầu cần có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi, ăn uống khoa học. Tuy nhiên với những người lần đầu thực hiện IVF chắc chắn vẫn còn bỡ ngỡ về vấn đề này. Nội dung bài viết sau sẽ chia sẻ về Kinh nghiệm sau chuyển phôi IVF, giúp các mẹ có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc bản thân tốt nhất giúp nhanh đậu thai.
I. Chuyển phôi – giai đoạn có ý nghĩa quan trọng
Chuyển phôi là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong kỹ thuật IVF. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ sử dụng phôi nuôi từ 3 – 5 ngày để đưa vào tử cung của người mẹ. Tùy vào trường hợp mà sẽ sử dụng phôi tươi hoặc trữ lạnh.
Thông thường, việc chuyển phôi sẽ được tiến hành từ ngày thứ 18 – 20 của chu kỳ. Lúc này, niêm mạc của người mẹ cũng cần phải đảm bảo có độ dày từ 9 – 10mm. Người mang bầu phải có sức khỏe tốt để chuẩn bị cho hàng trình 9 tháng mang thai.
Việc chuyển phôi thành công hay không sẽ quyết định đến hiệu quả của ca IVF. Nếu quá trình chuyển phôi diễn ra thuận lợi thì việc đậu thai sẽ thành công. Người mẹ sẽ bắt đầu mang thai như những người mang thai tự nhiên.
Chính vì giai đoạn chuyển phôi có ý nghĩa quan trọng nên chị em cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Để giúp quá trình chuyển phôi diễn ra thuận lợi nhất, hạn chế khả năng thất bại.
II. Một số kinh nghiệm sau chuyển phôi cần nắm rõ
Cần làm gì sau chuyển phôi? Dưới đây là một số kinh nghiệm sau chuyển phôi các bạn nên biết. Việc bỏ túi kinh nghiệm sau khi chuyển phôi sẽ giúp ích rất nhiều khi các bạn thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
1. Chế độ ăn uống
Kinh nghiệm sau chuyển phôi trữ đầu tiên đó chính là về chế độ ăn uống. Các bác sĩ của Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội khuyên chị em nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đặc biệt, nên ưu tiên nấu các món ăn từ cá chép, trứng, thịt. Đồng thời, thường xuyên uống sữa đậu nành để giúp niêm mạc tử cung đạt chuẩn để phôi làm tổ.
Ngoài ra, nên bổ sung omega 3, nhóm thực phẩm chứa axit folic, canxi. Đây đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày chị em cũng đừng quên bổ sung các loại hoa quả như cam, quýt hữu cơ.
Chị em nên loại bỏ các khẩu phần ăn có các đồ ăn có thể gây sảy thai như rau má, rau răm, nước dừa, rau ngót… Những thực phẩm này khi ăn gây kích thích tử cung co bóp và sảy thai.
Thực phẩm cay nóng, chất kích thích… là những thực phẩm chị em nên tránh khi mang bầu. Thời điểm này cũng không nên nêm nếm quá mặn, ăn đồ quá chua.
2. Chế độ nghỉ ngơi
Kinh nghiệm nghỉ ngơi sau chuyển phôi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Về vấn đề này, các mẹ cần lưu ý:
- Sau khi chuyển phôi nên nằm theo dõi tại cơ sở thực hiện từ 2 – 3 giờ. Nếu cơ thể không xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì có thể ra về.
- Thời gian đầu sau khi chuyển phôi chị em nên nghỉ ngơi, hạn chế nằm quá nhiều, đi lại nhẹ nhàng. Lưu ý, hạn chế leo trèo cầu thang vào lúc này.
- Khi nằm, ngồi hay đứng dậy phải nhẹ nhàng, tốt nhất nên có người hỗ trợ để tránh gây áp lực cho thai.
- Phòng ngủ của chị em cần thông thoáng, lưu ý không để quạt hướng thẳng vào người.
- Chị em nên chọn nằm ở mép giường để tiện đi lại. Nếu muốn ngồi dậy, đầu tiên nên nghiêng người rồi đưa 2 chân xuống trước. Sau đó mới từ từ ngồi dậy và đi.
- Không nên nằm dưới sàn để tránh cho cơ thể bị lạnh.
- Vợ chồng cần phải kiêng chuyện chăn gối vì khi quan hệ sẽ khiến tử cung co bóp không tốt cho thai.
- Sau khi chuyển phôi được 1 tuần, chị em có thể đi lại nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tốt. Thời gian này vẫn kiêng các việc nặng nhọc.
- Tránh các thư thế không tốt cho thai như gập người, rướn người.
⛔⛔⛔ Bạn nên đọc: Sau chuyển phôi ngồi nhiều có sao không?
3. Phương pháp tập luyện
Sau khi chuyển phôi chị em không nên tập các bài tập nặng, vận động nhiều như trước khi chuyển phôi. Thay vào đó, chị em chỉ nên đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông đến các bộ phận trên cơ thể tốt nhất.
Nhiều chị em có ý nghĩ chỉ nên ngồi 1 chỗ để tránh động thai. Điều này hoàn toàn không nên vì sẽ khiến cho máu lưu thông đến cơ quan sinh dục kém hơn.
4. Giữ tâm lý thoải mái
Tâm lý cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đậu thai. Do đó, chị em hãy tạo cho mình tinh thần thật thoải mái, hạn chế áp lực.
Không nên đọc sách hay xem phim dễ kích động, khiến mẹ bầu có những suy nghĩ không đúng đắn. Sau chuyển phôi cũng nên hạn chế tiếp xúc với những người khác mà nên nghỉ ngơi nhiều hơn.
Để vợ có tâm trạng thoải mái, người chồng nên quan tâm, chăm sóc. Không nên tạo áp lực sinh con cho vợ hay gây ra những xích mích không nên có.
5. Tuân theo chỉ định của bác sĩ
Sau khi chuyển phôi bác sĩ sẽ có những hướng dẫn về cách chăm sóc, sinh hoạt, uống thuốc. Cả 2 vợ chồng nên lắng nghe và áp dụng để đảm bảo quá trình thụ thai không xảy ra bất thường.
Nếu có dấu hiệu bất thường, nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để xử lý. Không được tự ý khắc phục để tránh ảnh hưởng đến phôi thai.
🛑🛑🛑 BẠN NÊN BIẾT: Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì có phải đã thất bại?
6. Đặt thuốc đúng cách
Chị em cần đặt thuốc sau chuyển phôi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, thuốc đặt cứ 6 giờ lại đặt 1 lần. Chị em cần đảm bảo đặt đúng giờ và đúng cách.
Trước khi đặt cần phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước sạch. Lưu ý, không dùng các hóa chất để rửa tay. Khi đặt thuốc nên dùng găng tay để đảm bảo an toàn, hạn chế bị viêm nhiễm.
7. Vệ sinh cá nhân
Kinh nghiệm sau chuyển phôi tiếp theo đó chính là vệ sinh cá nhân. Việc này được coi là không quá phức tạp nhưng không phải chị em nào cũng biết vệ sinh đúng cách.
- Chỉ nên tắm với nước ấm vừa đủ. Với những chị em có thể trạng yếu chỉ nên dùng khăn ấm lau qua người. Nên ngồi trên ghế cao để tắm.
- Khi gội đầu cũng nên cẩn thận. Tốt nhất, người mẹ nằm ở giường và nhờ người khác gội đầu. Nước gội đầu cũng là nước ấm, khi gội chỉ nên massage nhẹ nhàng.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ để tránh mắc viêm nhiễm phụ khoa trong giai đoạn này.
- Chị em cũng đừng quên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng nước muối sinh lý để súc miệng sau khi đánh răng.
- Nên đi WC ở bệ cao, không nên đi bệ bệt.
- Chỉ đi tiểu tiện khi có nhu cầu, không nên dùng sức quá mạnh khi đi vệ sinh.
III. Một số lưu ý khác sau chuyển phôi
Ngoài những kinh nghiệm sau chuyển phôi đã đề cập ở trên. Các chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mặc quần rộng rãi, thoải mái để hạn chế áp lực lên vùng bụng.
- Chị em nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để tránh táo bón.
- Không nên nhịn tiểu.
- Không đi trám hay hàn răng sau khi đã chuyển phôi.
- Nếu bị cảm cúm nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.
- Nói không với những thực phẩm gây dị ứng.
Trên đây là thông tin về kinh nghiệm sau chuyển phôi IVF mà bác sĩ Viện Mô phôi đã chia sẻ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp các chị em bỏ túi kiến thức chăm sóc bản thân tốt nhất để sớm chào đón con yêu.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11