Lạc Nội Mạc Tử Cung Có Nên Mổ Hay Không?

LAC NOI MAC TRONG CO TU CUNG4

Lạc nội mạc tử cung là vấn đề thường gặp với các chị em trong độ tuổi sinh sản. Đặc biệt từ độ tuổi 30-40 tuổi. Lạc nội mạc tử cung tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ, thậm chí có thể gây vô sinh. Vậy lạc nội mạc tử cung có nên mổ hay không? Mời các bạn cùng theo dõi  bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

1. Lạc nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là lớp tế bào mỏng lót ở trong lòng tử cung. Lớp tế bào này dày lên theo chu kì buồng trứng. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt nếu quá trình thụ thai không diễn ra khiến lớp nội mạc này bong đi và trôi ra ngoài cùng máu kinh.

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung phát triển bên ngoài buồng tử cung, ở đó lạc nội mạc tử cung chịu ảnh hưởng của hormone sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt

📍📍📍📍📍Tham Khảo Thêm: Phôi Ngày 3 Có Tốt Không?

LAC NOI MAC TRONG CO TU CUNG4
Lạc nội mạc tử cung.

Lạc nội mạc tử cung liên quan đến buồng trứng sẽ hình thành u lạc nội mạc tử cung. Thậm chí lạc nội mạc tử cung có thể được phát hiện ngoài vùng chậu như phổi, não hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung

Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, một số tác nhân có thể dẫn đến lạc nội mạc tử cung như:

– Kinh nguyệt bị trào ngược

Trong những ngày hành kinh, dòng máu mang những tế bào nội mạc tử cung trào ngược vào vòi trứng và khoang vùng chậu, thay vì thoát ra ngoài cơ thể. Những tế bào này dính vào thành khung chậu và bề mặt các cơ quan trong khu vực chậu. Sau đó chúng tiếp tục phát triển, dày lên và chảy máu theo chu kì kinh nguyệt.

– Những phụ nữ từng thực hiện phẫu thuật ở tử cung

Một số trường hợp cần thực hiện can thiệp ở tử cung như điều trị viêm tử cung hay mổ lấy thai nhi ở phụ nữ có bầu sẽ khiến cho sẹo hình thành ở vị trí phẫu thuật. Tại vị trí sẹo này sẽ là vị trí mà tế bào tử cung dính vào gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung do mạch máu và dịch mô di chuyển đến.

– Bất thường hệ miễn dịch

Bất thường trong hệ miễn dịch của người bệnh khiến cho việc phát hiện ra sớm các mô nội mạc đang phát triển ở bên ngoài tử cung không xảy ra để kịp thời phá hủy toàn bộ phần niêm mạc đó.

– Rối loạn hormone estrogen

Sự rối loạn hormone estrogen trong cơ thể làm cho biến đổi các tế bào phôi thai trong cơ thể thành nội mạc tử cung khi đang dậy thì, vì là tế bào lạ nên sẽ gây ra nhiều bất thường cho sức khỏe của nữ giới.

2. Quan điểm điều trị lạc nội mạc tử cung

  • Điều trị triệu chứng
– Nếu triệu chứng đau thì giảm đau.
– Nếu triệu chứng là vô sinh thì hỗ trợ sinh sản.
  •  Giảm nguy cơ tiến triển của bệnh
– Bảo tồn sinh sản.
– Phòng ngừa tiến triển đến đau mãn tính.
  •  Hạn chế tối thiểu phẫu thuật
Do đó việc điều trị LNMTC nên cá thể hóa trên từng người bệnh với các mục đích khác

3. Lạc nội mạc tử cung có nên mổ hay không?

  • Ở nhóm phụ nữ trẻ tuổi, chưa lập gia đình: Nên điều trị triệu chứng và giảm đau là quan trọng nhất. Phẫu thuật chỉ đặt ra khi có các biến chứng như vỡ nang, xoắn phần phụ …
  • Ở nhóm phụ nữ vô sinh hiếm muộn: Nếu bệnh nhân có nang lạc nội mạc tử cung mà kèm thêm vấn đề hiếm muộn, cần thăm khám và chỉ định hỗ trợ sinh sản trước khi điều trị. Chỉ định mổ chỉ đặt ra sau khi họ đã có đủ con.
z4131120500757 0d1c5d13e8f241efda8f843a8c5bc3dc
Việc điều trị lạc nội mạc tử cung cần có sự thăm khám và tư vấn đầy đủ.
  • Ở nhóm phụ nữ đủ con : Nên ưu tiên tiến hành điều trị nội khoa để phòng ngừa tiến triển của lạc nội mạc tử cung. Chỉ định phẫu thuật cũng nên cân nhắc khi điều trị nội khoa không đạt kết quả mong muốn và cần tư vấn cho bệnh nhân nguy cơ của phẫu thuật, nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản cũng như khả năng tái phát của lạc nội mạc tử cung sau phẫu thuật.
 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status