Mang thai là một hành trình thiêng liêng với người phụ nữ. Đó là quãng thời gian trải qua biết bao niềm vui, hạnh phúc và cả khó khăn, vất vả. Một trong số khó khăn đó là triệu chứng nghén, hay dân gian thường gọi là ốm nghén. Rất nhiều mẹ bầu đã gặp khó khăn khi có thời gian ốm nghén dài. Vậy làm thế nào để giảm nghén trong thai kỳ? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Ngày 01/10/2024: Kích thích buồng trứng IVF có làm suy buồng trứng không?
Ngày 01/10/2024: Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Ngày 27/09/2024: Phụ nữ thừa cân ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Ngày 27/09/2024: Bệnh nhân AMH 0.3 điều trị thành công!
Ngày 24/09/2024: Bệnh nhân Hemophilia điều trị thành công, sinh con khoẻ mạnh.
Ngày 01/10/2024: Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Nghén có nguy hiểm không?
Nghén là gì?
Nghén là các biểu hiện khó chịu xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, trong đó nôn và buồn nôn là biểu hiện hay gặp. Tình trạng này thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, trong khoảng từ 6 đến 12 tuần thai, có thể kéo dài đến 20 tuần thai và một số trường hợp kéo dài trong suốt thai kỳ.
>>>TÌM HIỂU: NHỮNG LOẠI THỨC ĂN NAM GIỚI CẦN TRÁNH ĐỂ KHỎE MẠNH CHO “TINH BINH”
Nguyên nhân từ đâu?
Nguyên nhân gây nghén trong thai kỳ vẫn chưa rõ ràng. Theo một số giả thiết, nghén là do thay đổi nội tiết, tâm lý của mẹ bầu. Ngoài ra các yếu tố như đa thai, thai bất thường, mẹ trước đó thường bị say tàu xe, hoặc các bệnh rối loạn tiền đình cũng gây nên nghén.
Nghén có nguy hiểm cho thai kỳ không?
Đây là vấn đề các chị bầu quan tâm và hay lo lắng cho thai nhi của mình. Nhưng các chị hãy yên tâm, nghén thường không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, ngược lại có một vài nghiên cứu còn cho rằng nghén là cách thể hiện một sức khỏe thai kỳ tốt.
Đối với các mẹ bầu thì nghén có thể ảnh hưởng đến các sinh hoạt bình thường hằng ngày, cuộc sống gia đình, công việc và gây ra những căng thẳng.
Tuy nhiên, một số trường hợp nghén quá nặng do nôn ói nhiều gây mất nước và điện giải nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi, sức khỏe thể chất và tinh thần của các mẹ bầu. Mẹ sẽ mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, do đó làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, mẹ bầu cứ mạnh dạn chia sẻ vấn đề này với bác sĩ trong các lần thăm khám nhé.
Các triệu chứng nghén nặng cần thông báo cho bác sĩ
- Sụt cân, suy kiệt thời gian ngắn
- Nôn nghén kéo dài sau thời kỳ 3 tháng đầu
- Nôn ói liên tục không kiểm soát được
- Tiểu, nước tiểu sẫm màu.
- Đau đầu thường xuyên
- Choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu
Làm thế nào để giảm nghén trong thai kỳ?
Có nhiều cách để cải thiện tình trạng nghén, Viện Mô phôi xin gửi đến các chị em 6 cách giảm nghén đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả:
- Bổ sung vitamin trước mang thai. Vitamin được sử dụng một tháng trước thụ tinh có thể làm giảm khả năng mắc và giảm mức độ nghiêm trọng của nghén trong thai kỳ như Axit folacid hay các loại vitamin tổng hợp.
- Các phương pháp dân gian như sử dụng gừng, tinh dầu chanh, tinh dầu bạc hà.
- Sử dụng các loại thực phẩm giúp giảm tình trạng nôn:
- Thực phẩm khô: nhóm thực phẩm này đơn giản và dễ tiêu hóa như bánh quy, bánh mặn, bánh yến mạch, bánh gạo…
- Thực phẩm lạnh: nhóm thực phẩm này ít “dậy” mùi hơn nhóm thức ăn nóng như: bơ đậu phộng, salad, sữa chua, phô mai, kem que, …
- Thực phẩm giàu Protein: nhóm này giúp cơ thể tạo enzyme tiêu hóa thức ăn
- Châm cứu, ấn huyệt: ấn một số huyệt đặc biệt trên cơ thể có thể kiểm soát các triệu chứng của nghén.
- Thay đổi lối sống:
- Chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no, uống đủ nước.
- Ăn vặt trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng và trong suốt cả ngày
- Nghỉ ngơi, tránh hoạt động sau ăn
- Tránh khói thuốc lá, thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ
- Hạn chế tiếp xúc các mùi gây khó chịu như: tanh, nồng và ánh sáng nhấp nháy…
- Để nhà cửa và nơi làm việc thông thoáng
- Xem TV, đọc sách, hoặc nói chuyện với người khác trong khi ăn để làm mất tập trung
- Súc miệng và đánh răng sau ăn để giảm cảm giác buồn nôn
- Mặc quần áo rộng và mềm mại
- Vận động
- Sử dụng thuốc giảm nghén: đây là sự lựa chọn cuối cùng cho các mẹ bầu, tuy nhiên trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn phải cần có chỉ định và hướng dẫn bác sĩ.
Bài viết liên quan
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11