Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. Kể cả mẹ bầu mang thai tự nhiên hay thai hỗ trợ sinh sản. Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp dễ thực hiện, an toàn cho thai nhi. Hơn nữa đây là xét nghiệm được thực hiện ở giai đoạn sớm để phát hiện các bất thường thai nhi. Vậy xét nghiệm NIPT được thực hiện ở tuần thứ mấy thai kỳ? Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Ngày 19/04/2023: Polyp buồng tử cung có thể tự khỏi không?
Ngày 18/04/2023: Phôi ngày 3 là gì?
Ngày 15/04/2023: Nguy cơ vô sinh thứ phát sau khi mổ lấy thai
Ngày 17/04/2023: Phôi nang là gì?
Ngày 12/04/2023: Vô sinh thứ phát là gì?
Ngày 21/04/2023: PGT-M là gì?
Xét nghiệm NIPT là gì?
NIPT (viết tắt của từ Noninvasive prenatal test) là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn sử dụng ADN tự do của thai nhi trong máu mẹ để sàng lọc những bất thường về nhiễm sắc thể NST) của bào thai.
Tại Viện Mô phôi, bệnh nhân có thể thực hiện xét nghiệm NIPT từ tuần thứ 9-10 của thai kỳ.
Nguyên lý của xét nghiệm NIPT
Trong quá trình mang thai, một lượng nhỏ ADN tự do của thai nhi sẽ di chuyển vào máu người mẹ. Lượng ADN này chiếm khoảng 10% trên tổng số lượng ADN tự do.
Dựa trên nguyên lý đó NIPT được thực hiện trên mẫu máu của người mẹ chứa ADN tự do của cả mẹ và thai nhi. Đây là kỹ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn có thể phân biệt ADN của mẹ và thai nhi dựa trên giải trình tự và phân tích các vị trí đa hình đơn nucleotide.
Những ai nên làm xét nghiệm NIPT?
- Có xét nghiệm sàng lọc trước sinh (double test, tripple test) là nguy cơ trung gian hoặc nguy cơ cao
- Có tiền sử gia đình hoặc cá nhân liên quan đến bất thường NST
- Phụ nữ làm việc hoặc thường tiếp xúc với môi trường có hóa chất, phóng xạ độc hại
- Đã có lần mang thai trước đó bị bất thường NST
- Kết quả siêu âm thấy bất thường.
Ưu điểm của NIPT
- Đây là xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn nên an toàn cho thai phụ và thai nhi,
- NIPT có thể phân biệt ADN tự do của thai nhi và ADN tự do của thai phụ. Nhờ đó, NIPT trở thành một phương pháp có độ chính xác cao.
- Có thể thực hiện từ rất sớm, tuần thứ 9-10 của thai kỳ
- Phát hiện được nhiều bất thường về số lượng và cấu trúc NST của thai nhi: lệch bội trên 23 cặp NST, bất thường cấu trúc như hội chứng: DiGeorge, Angelman, Prader Willi, 1p36 deletion syndrome, 4p-Wolf-Hirschhorn, Cri Du Chat…
- Nhanh có kết quả. Với sàng lọc NIPT, chỉ từ 3 – 5 ngày mẹ bầu đã nhận được kết quả xét nghiệm. Điều này sẽ giúp mẹ bầu hạn chế căng thẳng, lo lắng vì phải chờ đợi kết quả lâu.
Tầm quan trọng của xét nghiệm NIPT
Kể từ khi NIPT ra đời, cha mẹ có thể dễ dàng biết được sự phát triển của trẻ ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ. NIPT là phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm nguy cơ dị tật thai nhi nghiêm trọng, phổ biến do bất thường số lượng NST như:
- Hội chứng Down
- Hội chứng Edwards
- Hội chứng Patau
- Hội chứng Turner và các bất thường số lượng NST khác.
Khi đó, xét nghiệm NIPT tăng tỷ lệ phát hiện bất thường ở thai nhi, giảm nguy cơ thực hiện thủ thuật xâm lấn và giảm chi phí y tế.
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Thực hiện xét nghiệm sớm sẽ giúp mẹ bầu phát hiện được những dị tật bất thường. Từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ khi ra đời.
Xét nghiệm NIPT cũng là một trong các cách sàng lọc trước khi sinh với tỷ lệ phát hiện chính xác đến 99% các dị tật ở thai nhi để có hướng xử lý đúng đắn nhất. Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến khích nên thực hiện xét nghiệm NIPT sàng lọc trước khi sinh để bảo đảm sức khỏe ổn định của cả mẹ và thai nhi.
Khi thực hiện xét nghiệm, cơ sở y tế sẽ lấy mẫu máu mẹ từ 7-10ml. Thực chất xét nghiệm NIPT chính là phân tích ADN của thai nhi thông qua lượng máu của mẹ, mẹ bầu không cần nhịn ăn vì ADN tự do của thai nhi có sẵn trong máu của mẹ mà không bị ảnh hưởng bởi đồ ăn hay thức uống, hơn nữa xét nghiệm NIPT còn mang lại kết quả gần như chính xác tuyệt đối, bảo đảm cho sự chào đời khỏe mạnh của bé.
Quy trình thực hiện xét nghiệm NIPT
- Bước 1: Tư vấn trước xét nghiệm
- Bước 2: Lấy 7-10ml máu mẹ và phân tách DNA ngoại bào của nhau thai
- Bước 3: Giải trình tự DNA ngoại bào
- Bước 4: Phân tích bằng phương pháp đếm
- Bước 5: Trả kết quả và tư vấn sau xét nghiệm.
Bài viết liên quan
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12
Niêm mạc tử cung quá dày cần làm gì?
Niêm mạc tử cung là yếu tố quan trọng trong việc làm tổ và phát ...
Th12