Thalassemia khiến người bệnh đối diện với tình trạng thiếu máu nhưng thừa sắt khiến họ phải truyền máu và thải sắt thường xuyên. Vậy với những người mang gen thalassemia có nên uống sắt không? Đặc biệt là những chị em mang thai, trẻ em… cần phải bổ sung sắt để đảm bảo sự phát triển tốt nhất.
Ngay sau đây, Tiến sĩ Đoàn Thị Hằng – Viện Mô phôi sẽ có những thông tin cụ thể về trường hợp này. Nếu bạn được chẩn đoán mang gen bệnh và đang có ý định bổ sung sắt. Đừng nên bỏ lỡ những thông tin dưới đây, chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích.
I. Vai trò của sắt đối với cơ thể
Trong các loại khoáng chất, sắt được biết đến là một trong những thành phần có nhiệm vụ đặc biệt trong hoạt động của cơ thể. Nhiệm vụ chính của khoáng chất này chính là hỗ trợ trong quá trình sản xuất Hemoglobin và Myoglobin.
Trẻ nhỏ, nữ giới mang thai là một trong những đối tượng cần phải bổ sung sắt đầy đủ. Vì sắt mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Nếu thiếu sắt, cơ thể sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hại.
Thực hư vai trò của sắt đối với cơ thể là gì? Cùng điểm qua ngay sau đây:
- Khi cơ thể Được cung cấp đủ sắt, lượng hồng cầu trong cơ thể ổn định và khỏe mạnh.
- Giúp cơ thể săn chắc, tăng khối cơ.
- Cải thiện khả năng tập trung, nâng cao nhận thức.
- Cải thiện tâm trạng hiệu quả, luôn vui vẻ, lạc quan hơn trong cuộc sống.
- Góp phần nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, nhờ đó phòng tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm.
- Giúp cơ thể duy trì nhiệt độ thích hợp, dễ dàng thích nghi ngay cả với môi trường quá lạnh hoặc quá nóng.
- Hỗ trợ quá trình chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể.
II. Người mang gen Thalassemia có nên uống sắt không?
Rất nhiều người bệnh Thalassemia bị thừa sắt buộc phải thải sắt thường xuyên trong thời gian dài. Vậy những người người mang gen Thalassemia có nên uống sắt không? Hay họ cũng cần phải hạn chế bổ sung sắt như bao người bệnh khác?
Trước tiên, các bạn cần phải hiểu rằng người mang gen bệnh tức những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Mức độ này là mức độ thấp nhất của bệnh tan máu bẩm sinh.
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ không có triệu chứng cụ thể nào phản ánh bản thân đang mắc bệnh. Chỉ khi có nhu cầu bổ sung sắt như có thai, rong kinh, cơ thể thường xuyên mệt mỏi… Đi kiểm tra mới phát hiện bản thân mang gen bệnh.
Theo Tiến sĩ Đoàn Thị Hằng, người người mang gen Thalassemia có nên uống sắt không sẽ tùy thuộc bệnh của họ như thế nào? Nếu như khi kiểm tra phát hiện hàm lượng sắt cơ thể cao. Sắt đã có dấu hiệu tích tụ trong các bộ phận của cơ thể. Trường hợp này không nên uống sắt.
Còn nếu phát hiện chỉ số sắt trong cơ thể thiếu do mang thai, rong huyết… Bác sĩ sẽ cân nhắc việc bổ sung sắt cho bạn. Tuy nhiên, liều lượng bổ sung cần phải hết sức thận trọng. Tránh không được gây quá tải sắt trong cơ thể, gây nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Chính vì thế, nếu cơ thể bạn có nhu cầu bổ sung sắt. Tốt nhất, hãy đi kiểm tra để đánh giá tình trạng của chỉ số sắt trong cơ thể như thế nào. Lúc này mới bổ sung sắt theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.
⭐⭐⭐⭐ BẠN NÊN BIẾT: Tuổi thọ của người bị bệnh Thalassemia được bao lâu?
III. Lưu ý khi bổ sung sắt cho người gen Thalassemia
Người người mang gen Thalassemia có nên uống sắt không chúng tôi đã giải đáp. Trong trường hợp bạn có thể uống sắt, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần phải tuân thủ liều lượng sắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên sử dụng quá liều để tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
- Thời điểm uống sắt thích hợp đó là trước ăn từ 1 – 2 tiếng. Bởi nếu uống sắt sát bữa ăn sẽ khiến cơ thể khó hấp thu sắt.
- Tránh xa coffee, nước trà xanh hay sữa trong quá trình uống sắt.
- Không sử dụng chung sắt với các loại thuốc kháng sinh, canxi, thuốc tuyến giáp…
- Bên cạnh bổ sung sắt theo đường uống, người bệnh cần đảm bảo dinh dưỡng có đầy đủ các dưỡng chất.
- Cần uống nhiều nước trong quá trình bổ sung sắt.
- Nếu trong quá trình bổ sung sắt phát hiện có dấu hiệu bất thường cần báo ngay với bác sĩ.
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp các bạn biết rõ mang gen Thalassemia có nên uống sắt không. Việc bổ sung sắt không được thực hiện bừa bãi, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Do đó, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế để nhận được lời khuyên khi cơ thể có nhu cầu bổ sung sắt.
Bài viết liên quan
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?
Chất lượng tinh trùng đóng vai trò rắt quan trọng trong việc thụ tinh và ...
Th9
Tinh dịch và tinh trùng có khác nhau không?
Tinh trùng và tinh dịch là hai khái niệm quen thuộc đối với sức khoẻ ...
Th9
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật hiện đại gồm nhiều bước khác ...
Th9
Nên làm gì khi gặp tình trạng tinh dịch vón cục?
Tinh dịch vón cục là tình trạng gặp khá nhiều ở nam giới. Tinh trùng ...
Th9
Bệnh nhân cryptozoospermia mang thai tuần 9 khoẻ mạnh
Vô sinh nam hiện nay được xem là một vấn đề phổ biến trong các ...
Th8