Thalassemia – Bệnh di truyền nguy hiểm có tỉ lệ mắc bệnh cao ở cả thế giới và Việt Nam. Bệnh lý này không chỉ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe mà còn là còn gánh nặng về vấn đề chi phí cho gia đình người bệnh. Vậy tuổi thọ của người bị bệnh Thalassemia được bao lâu? Bệnh có chữa dứt điểm được không? Đây là nội dung chính sẽ được đề cập ngay sau đây.
I. Tìm hiểu về bệnh lý tan máu bẩm sinh
Trước khi tìm hiểu tuổi thọ của người bị bệnh Thalassemia chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh lý này.
Thalassemia hay được biết đến là bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh xảy ra do sự bất thường của Hemoglobin. Sự thiếu hụt nồng độ Hemoglobin khiến cho hồng cầu trong máu bị phá hủy. Do đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với 2 tình trạng phổ biến là thiếu máu và dư thừa sắt.
Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh lý di truyền này ảnh hưởng trực tiếp đến dân số, chất lượng nòi giống. Ngoài ra, chi phí để điều trị cho một bệnh nhân đến hết cuộc đời là một con số rất lớn. Bởi nhiều người bệnh cần phải truyền máu, thải sắt đến hết cuộc đời.
Cụ thể, Thalassemia nếu không được chữa trị sớm sẽ gây các biến chứng sau:
- Xương mặt bị biến dạng.
- Trẻ sinh ra chậm phát phát triển.
- Có nguy cơ mắc bệnh tim.
- Xơ gan, suy gan.
- Tử vong…
Chính vì những biến chứng nguy hiểm kể trên, rất nhiều người quan tâm đến tuổi thọ của người bị Thalassemia là bao lâu.
II. Người bị tan máu bẩm sinh có điều trị được không?
Theo PGS – TS Trịnh Thế Sơn, bệnh tan máu bẩm sinh có để điều trị được. Hiện nay, đã có nhiều phương pháp ra đời giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến hai phương pháp là truyền máu, thải sắt. Phác đồ này sẽ kéo dài liên tục theo suốt cuộc đời họ.
Ngoài ra, sự ra đời của phương pháp ghép tế bào gốc đã mang lại niềm hy vọng cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải tìm được tế bào thích hợp, tài chính dư giả. Thông tin cụ thể các phương pháp điều trị bệnh Thalassemia:
- Truyền máu liên tục: Nếu bệnh nhân Thalassemia có triệu chứng thiếu máu, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này. Tùy vào tình trạng bệnh mà thời gian truyền máu ở mỗi người khác nhau.
- Thải sắt định kỳ: Nếu cơ thể xảy ra tình trạng ứ sắt, buộc phải tiến hành thải sắt. Nhờ đó, cơ thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất, đảm bảo sức khỏe. Phương pháp này cũng cần phải thực hiện liên tục trong thời gian dài.
- Cắt lách: Áp dụng trong trường hợp lá lách bất thường, bạch cầu giảm, cần phải truyền máu với số lượng lớn.
- Ghép tế bào gốc: Có hiệu quả điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, cần phải tìm được tế bào thích hợp và chuẩn bị chi phí khá lớn.
III. Tuổi thọ của người bị bệnh thalassemia được bao lâu?
Vậy tuổi thọ của người bị bệnh Thalassemia được bao lâu? Thực thế, có nhiều người mắc bệnh vẫn sinh sống và có con bình thường. Tuy nhiên, có những trường hợp tuổi thọ rất ngắn, trẻ mất ngay từ trong bụng mẹ hoặc mất sau sau đó vài năm.
Cũng theo PGS – TS Trịnh Thế Sơn, bệnh tan máu bẩm sinh sống được bao lâu sẽ phục thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể gồm mức độ bệnh, cách điều trị, chế độ chăm sóc của mỗi người.
Trước đây, khi bệnh Thalassemia chưa được nhiều người biết đến và điều trị. Bệnh lý này khiến cho tuổi thọ của người bệnh rất ngắn. Có trẻ đã tử vong ngày từ khi chưa sinh hoặc tử vong ngay sau khi sinh. Trường hợp sau đó có điều trị nhưng điều trị không dứt điểm, tuổi thọ chỉ kéo dài khoảng 20 năm.
Tuy nhiên, hiện nay với sự ra đời của các phương pháp kể trên, đặc biệt là truyền máu và thải sắt. Tuổi thọ của người bị bệnh Thalassemia có thể kéo dài đến năm 50 – 60 tuổi. Nếu người bệnh điều trị tốt vẫn có thể sinh hoạt, cưới vợ/chồng và sinh con.
Để duy trì được tuổi thọ như vậy đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì điều trị. Đồng thời, có sự chuẩn bị tốt về mặt tài chính. Vì việc điều trị bệnh rất tốn kém, đặc biệt là những trường hợp phải chữa bệnh cả đời.
Chính vì những yếu tố kể trên, phương pháp phòng tránh ngày càng được nhiều người quan tâm. Điều này sẽ giúp trẻ sinh ra hạn chế nguy cơ mắc bệnh, có tuổi thọ cao.
⭐⭐⭐⭐ [Hỏi Đáp] Người mang gen Thalassemia có hiến máu được không?
IV. Biện pháp tăng tuổi thọ cho người Thalassemia
Như đã chia sẻ ở trên, tuổi thọ của người bị bệnh Thalassemia phụ thuộc vào việc điều trị, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Để tăng tuổi thọ, hạn chế biến chứng cho bản thân, bệnh nhân Thalassemia cần lưu ý:
1. Chế độ ăn uống
Đặc điểm của người mắc bệnh Thalassemia chính là dư thừa sắt. Hàm lượng sắt dư thừa sẽ bị tích tụ trong các bộ phận quan trọng trong cơ thể. Khiến các cơ quan này bị tổn thương, không thể hoạt động trơn tru như trước.
Chính vì thế, trong chế độ ăn uống, PGS – TS Trịnh Thế Sơn khuyến cáo bệnh nhân nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa sắt cao. Điều này càng làm tình trạng quá tải sắt thêm trầm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên từ bỏ thói quen uống cà phê, rượu hay đồ uống có ga.
Để hạn chế tình trạng quá tải sắt, người bệnh nên hình thành thói quen uống nước chè tươi. Mẹo này được đánh giá hiệu quả, hỗ trợ giúp quá trình điều trị bệnh tốt hơn.
Bệnh nhân hãy bổ sung các thực phẩm nhiều vitamin, khoáng chất, canxi, kẽm… Các dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể được bổ sung đủ chất. Đồng thời, giúp xương chắc khỏe, hạn chế biến chứng biến dị xương mặt.
2. Chế độ sinh hoạt
Trong sinh hoạt, bệnh nhân vẫn hoạt động bình thường như những người khác. Tuy nhiên, hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh làm những công việc bê vác mất nhiều sức.
- Hãy tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo khuyến cáo để phòng tránh bệnh.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đúng cách.
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh.
- Hãy đảm bảo mặc ấm trong tiết trời lạnh.
- Duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
3. Phương pháp điều trị
Tuổi thọ của người bị bệnh Thalassemia sẽ được nâng cao nếu như được điều trị sớm, điều trị đúng cách. Do đó, nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh. Hãy nhanh chóng đi kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Trong quá trình chữa bệnh, nên tuân thủ theo phác đồ, tránh bỏ giữa chừng. Nhiều bệnh nhân kiên trì điều trị tuổi thọ được tăng đáng kể. Ngoài ra, cũng hạn chế được nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng.
Trên đây là thông tin chia sẻ về tuổi thọ của người bị bệnh Thalassemia dưới sự tham vấn của PGS – TS Trịnh Thế Sơn. Để nâng cao tuổi thọ, người bệnh cần điều trị theo phác đồ, kết hợp dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Với những cặp vợ chồng mắc bệnh hoặc mang gen bệnh. Nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để được trẻ sinh ra hạn chế nguy cơ mắc bệnh, tránh được biến chứng do bệnh gây ra.
Bài viết liên quan
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?
Chất lượng tinh trùng đóng vai trò rắt quan trọng trong việc thụ tinh và ...
Th9
Tinh dịch và tinh trùng có khác nhau không?
Tinh trùng và tinh dịch là hai khái niệm quen thuộc đối với sức khoẻ ...
Th9
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật hiện đại gồm nhiều bước khác ...
Th9
Nên làm gì khi gặp tình trạng tinh dịch vón cục?
Tinh dịch vón cục là tình trạng gặp khá nhiều ở nam giới. Tinh trùng ...
Th9
Bệnh nhân cryptozoospermia mang thai tuần 9 khoẻ mạnh
Vô sinh nam hiện nay được xem là một vấn đề phổ biến trong các ...
Th8