Sau chuyển phôi là giai đoạn cực kỳ quan trọng khi thực hiện IVF. Sau khi phôi được đưa vào cơ thể mẹ, 2 tuần sau sẽ có kết quả. Trong thời gian chờ đợi đấy, nhiều bệnh nhân đã rất căng thẳng. Xuất phát từ sự lo lắng về thất bại nên nhiều người đã nằm im sau chuyển phôi vì sợ bị phôi “rớt” ra ngoài như nhiều lời đồn đại. Vậy thực hư: nằm bất động sau chuyển phôi có làm tăng tỷ lệ đậu thai? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
🍀🍀🍀Ngày 15/04/2023: Nguy cơ vô sinh thứ phát sau khi mổ lấy thai
🍀🍀🍀Ngày 14/04/2023: Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
1. Sau chuyển phôi cần lưu ý những gì?
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Chuyển phôi được thực hiện dưới siêu âm. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5.
Quy trình chuyển phôi
Sau một thời gian canh niêm mạc, khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bạn sẽ được chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
- Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
Những dấu hiệu của cơ thể thường gặp sau chuyển phôi
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Căng ngực, buồn nôn
- Ra máu nâu hoặc hồng nhạt
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường
- Khó chịu vùng bụng và lưng.
2. Nằm bất động sau chuyển phôi có làm tăng tỷ lệ đậu thai?
Những sai lầm…
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy nằm bất động sau chuyển phôi không làm tăng mà còn có thể làm giảm tỉ lệ có thai.
Bài viết liên quan
Lịch cho thuốc trở lại trong dịp Tết Ất Tỵ 2025
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số ...
Th1
Căn bệnh thần kinh cơ hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm
Bệnh lý di truyền là một trong những bất thường lớn ảnh hưởng đến trẻ ...
Th1
Chưa đăng ký kết hôn có điều trị IVF được không?
Vô sinh hiếm muộn ngày này không còn xa lạ với tất cả chúng ta. ...
Th1
Có nên tiêm kích trứng hai chu kỳ liên tiếp không?
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số ...
Th1
Cần làm gì khi hết hợp đồng lưu trữ phôi?
Trước đây khi kỹ thuật đông phôi chưa phát triển, bệnh nhân chuyển phôi tươi ...
Th1
Có nên chuyển phôi chất lượng kém không?
Chất lượng phôi là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến kết cục ...
Th1