Thụ tinh trong ống nghiệm là trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp ở ngoài cơ thể. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh nhân suy buồng trứng, trứng kém, không thể dùng trứng tự thân. Khi đó, bệnh nhân sẽ được cân nhắc sử dụng noãn hiến để tăng tỷ lệ thành công. Vậy trong trường hợp người bị nhiễm viêm gan B có hiến trứng được không? Người bị viêm gan B khi hiến trứng sẽ xảy ra nguy cơ gì?
🛑Ngày 07/12/2023: Những điều cần chia sẻ với bác sĩ khi khám hiếm muộn.
🛑Ngày 27/06/2023: Niêm mạc tử cung dày nên làm gì?
🛑Ngày 22/06/2023: Viêm lộ tuyến cổ tử cung nên làm gì?
🛑Ngày 29/05/2023: Thụ tinh nhân tạo là gì?
🛑Ngày 26/06/2023: Xuất tinh sớm có nguy hiểm không?
🛑Ngày 07/12/2023: Cơ chế giữa lạc nội mạc tử cung và hiếm muộn
Tổng quát về bệnh viêm gan B
Viêm gan B là bệnh gì?
Viêm gan B là bệnh lý phổ biến toàn cầu gây ra bởi virus viêm gan B (HBV), làm ảnh hưởng đến đến hoạt động và suy giảm chức năng của gan, có nguy cơ cao dẫn tới các bệnh xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, thậm chí là ung thư gan rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị.
Virus HBV xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường là: truyền qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ truyền sang con (chu sinh).
Viêm gan B là một trong hai loại viêm gan do virus có gánh nặng bệnh tật lớn nhất đối với cộng đồng. Và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư gan và xơ gan. Gây ra tới 80% tổng số các trường hợp mắc ung thư gan trên thế giới. Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng lưu hành dịch tễ cao của virus viêm gan B.
Viêm gan B là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu mẹ nhiễm virus HBV trong quá trình mang thai cần đặc biệt lưu ý các thông tin y khoa để không lây nhiễm sang thai nhi, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn.
Thông thường, khi nhiễm virus viêm gan B từ dịch tiết và máu của người bệnh với một số lượng đủ để gây bệnh, một người lành lặn sẽ biểu hiện thành ba thể khác nhau:
- Thể viêm gan B cấp tính
- Thể viêm gan B mạn tính
- Thể viêm gan B không hoạt động
Nguyên nhân và con đường lây truyền viêm gan B
Nguyên nhân
Nhiễm trùng viêm gan B là do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Các con đường lây nhiễm chính của virus này tương tự virus HIV, tuy nhiên khả năng lây nhiễm của HBV cao hơn 100 lần so với HIV.
Con đường lây truyền
Con đường máu
Virus viêm gan B dễ dàng lây lan qua đường máu theo các hình thức phổ biến sau:
- Dùng chung bơm kim tiêm, đặc biệt là tiêm chích ma túy
- Nhận truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu có chứa virus; tái sử dụng hoặc sử dụng các dụng cụ y tế không được khử trùng đúng cách
- Xăm hình, xỏ khuyên, làm móng (nail) hoặc thực hiện các thủ thuật y tế, thẩm mỹ không đảm bảo vệ sinh, có chứa virus gây bệnh
- Dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng… với người bị nhiễm bệnh.
Lây nhiễm từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV có thể truyền virus sang con. Tỷ lệ lây nhiễm phụ thuộc vào thời điểm người mẹ bị nhiễm bệnh. Nếu mẹ bầu mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm virus sang con là 1%. Tỷ lệ này là 10% nếu mẹ nhiễm virus trong 3 tháng giữa thai kỳ và trên 60% nếu mẹ bị mắc bệnh trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ lây truyền cho thai nhi có thể lên đến 90% nếu không có biện pháp bảo vệ sau sinh.
Lây truyền qua đường tình dục
Viêm gan B có thể lây truyền khi quan hệ tình dục khác giới hoặc đồng giới do tiếp xúc với tinh dịch, dịch âm đạo hoặc máu của người bệnh.
Viêm gan B không lây lan qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm… Bệnh cũng không lây lan khi ho, hắt hơi, dùng chung dụng cụ ăn uống, chơi đùa hoặc ăn thực phẩm được nấu bởi người mang virus viêm gan B.
Người bị nhiễm viêm gan B có hiến trứng được không?
Viêm gan B có 3 thế khác nhau, trong đó chia làm 2 thể: hoạt động và không hoạt động.
Khi mắc viêm gan B ở thể hoạt động, bạn không thể hiến tạng, trong đó có cả hiến trứng.
Viêm gan B thể ngủ nghĩa là bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gan B. Nhưng virus không tấn công vào gan của bạn mà chỉ sống yên bình với nhau. Nhưng virus vẫn hiện diện trong máu và dịch tiết của bệnh nhân. Không phải là người có bệnh viêm gan B thể ngủ sẽ không lây virus cho người khác. Và khi mà người khác bị lây thì chưa chắc gì virus cũng hiền lành như ở trong cơ thể bệnh nhân. Nghĩa là người bị nhiễm virus viêm gan B từ bạn có thể bị viêm gan B cấp, viêm gan B mạn…
Hiện tại, theo quy định của Bộ Y tế thì tất cả các trường hợp người có mang virus viêm gan B không được tham gia hiến tạng, bao gồm cả hiến trứng.
Tại Viện Mô phôi, bệnh nhân mắc viêm gan B không thể hiến trứng.
Bài viết liên quan
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10