Niêm mạc tử cung là yếu tố quan trọng trong việc làm tổ và phát triển của thai. Niêm mạc tử cung được xem là mảnh đất cho phôi phát triển. Ở một độ dày thích hợp phôi sẽ dễ dàng làm tổ và phát triển thuận lợi. Vậy khi niêm mạc tử cung dày ảnh hưởng như thế nào đến quá trình làm tổ của phôi? Niêm mạc tử cung dày nên làm gì?
📌📌Ngày 10/06/2023: Những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại Viện Mô phôi
📌📌Ngày 09/06/2023: Hormone Estrogen có vai trò gì?
1. Vai trò của niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung là gì?
Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Độ dày niêm mạc tử cung trong từng giai đoạn như thế nào?
Dưới đây là chỉ số độ dày của niêm mạc tử cung bình thường ở từng giai đoạn:
- Giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 1- ngày thứ 4): chỉ số tiêu chuẩn là 2-4mm.
- Giai đoạn tăng sinh của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 4- ngày thứ 14): chỉ số tiêu chuẩn là 6-10mm.
- Giai đoạn chế tiết của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 15- ngày thứ 28): chỉ số tiêu chuẩn là < 16mm.
Vai trò của niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng với quá trình thụ thai và bảo vệ thai ở nữ giới.
Mỗi tháng, dưới ảnh hưởng của các hormone nội tiết, lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn. Đây là sự chuẩn bị cho cơ thể nếu diễn ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.
Khi trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi thai, lớp niêm mạc tại tử cung dày lên, đóng vai trò đặc biệt với tên gọi là “màng rụng” thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phôi thai, nhau thai phát triển bình thường.
Trong trường hợp không có sự thụ tinh diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ tự bong, gây hiện tượng hành kinh. Sau khi hành kinh kết thúc, lớp niêm mạc tiếp tục được tái tạo và dày trở lại.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến niêm mạc tử cung dày?
Niêm mạc tử cung dày là tình trạng tăng sinh niêm mạc tử cung, được chẩn đoán khi ngày đầu chu kỳ kinh niêm mạc dày >9mm hoặc niêm mạc dày >4mm ở phụ nữ mãn kinh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến niêm mạc tử cung dày trong đó phần lớn do lượng estrogen được sản xuất quá nhiều nhưng lại thiếu hụt progesterone trong cơ thể từ đó dẫn đến sự phát triển nhanh và quá mức của lớp niêm mạc tử cung, lớp niêm mạc này không bị bong ra và tiếp tục phát triển dưới sự tác động của estrogen dẫn đến tăng sản nội mạc, làm lớp nội mạc tử cung dày lên.
Khi lượng estrogen bị tăng cao, phụ nữ phải đối mặt với các hiện tượng như rong kinh, vô kinh thứ phát… những hiện tượng này đều gây khó khăn trong hành trình mang thai của chị em.
Nguyên nhân của tình trạng rối loạn nội tiết này đến từ: buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn, tiền mãn kinh, sử dụng thuốc chứa Estrogen liên tục…
Ngoài nguyên nhân đến từ yếu tố hormone, niêm mạc tử cung dày có thể do một số yếu tố sau đây:
- Béo phì;
- Hút thuốc (chủ động và thụ động);
- Điều trị thuốc Tamoxifen.
- Bệnh lý: polyp buồng tử cung, quá sản niêm mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung…
- Dậy thì sớm hoặc mãn kinh trễ hơn bình thường;
- Người trên 35 tuổi;
- Phụ nữ không mang thai;
- Bệnh lý khác: tuyến giáp, túi mật…
3. Niêm mạc tử cung dày nên làm gì?
Hiện tượng niêm mạc tử cung quá dày thường xảy ra ở những phụ nữ:
- Béo phì,
- Người mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc sử dụng các loại thuốc chứa estrogen mà không kèm theo progesterone.
Với trường hợp niêm mạc tử cung quá dày, thông thường bác sĩ sẽ điều trị bằng cách tái thiết lại sự cân bằng các hormone trong cơ thể. Từ đó khiến độ dày niêm mạc tử cung trở lại bình thường. Qua đó nâng cao khả năng thụ thai cho nữ giới. Bên cạnh đó chị em cần duy trì cân nặng hợp lý, bỏ thuốc lá và các chất kích thích.
Chị em nên sắp xếp đến bệnh viện thăm khám sớm. Vì sao?
- Thứ nhất là tìm hiểu nguyên nhân tại sao niêm mạc tử cung dày,
- Thứ hai là được tư vấn về các phương pháp làm niêm mạc tử cung đạt độ dày lý tưởng.
Niêm mạc tử cung dày nên làm gì?
- Hạn chế thịt đỏ, mỡ động vật.
- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C và E
- Hạn chế sử dụng sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, đậu tương.
- Giảm ăn thực phẩm chứa đường.
- Người bệnh nên ăn uống khoa học, chỉ nên hạn chế chứ không được cắt giảm hoàn toàn.
- Chú ý đến cân nặng, tránh thừa cân béo phì.
- Người bệnh có thể áp dụng những bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, tập yoga để nâng cao sức khỏe.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Ngủ đủ giấc để cơ thể sản sinh hormone một cách cân bằng.
- Điều trị kết hợp với ăn uống, tập luyện đều đặn, thường xuyên thăm khám theo dõi tình trạng niêm mạc tử cung.
Bài viết này đã cung cấp những thông tin quan trọng đến niêm mạc tử cung dày. Độ dày niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi sẽ từ 8-12mm là lý tưởng nhất. Quá dày hay quá mỏng sẽ không thuận lợi cho quá trình làm tổ của phôi.
Bài viết liên quan
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9