Đặc điểm của những người mắc bệnh Thalassemia đó là tan máu, cơ thể thiếu máu liên tục. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bất đắc dĩ, người mang gen Thalassemia có mong muốn truyền máu cho người khác. Vậy với người mang gen Thalassemia có hiến máu được không?
Hỏi: Xin chào bác sĩ Viện Mô phôi! Tôi năm nay 27 tuổi, tôi được chẩn đoán mang gen Thalassemia trong lần kiểm tra sức khỏe tổng quát ở công ty. Hiện nay, bố của tôi đang điều trị tiểu đường, sắp tới cần phải thay máu. Tôi muốn hỏi bác sĩ, trường hợp của tôi mang gen Thalassemia có hiến máu cho bố tôi được không? Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên. (Nguyễn Đức Minh, Hà Nội).
Bác sĩ trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Viện Mô phôi! Mang gen Thalassemia có hiến máu được không là vấn được rất nhiều người quan tâm. Sau đây, Tiến sĩ Trịnh Quốc Thành sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
I. Tỷ lệ người mang gen Thalassemia tại Việt Nam
Thalassemia chúng ta thường gọi là bệnh tan máu bẩm sinh – một trong những bệnh di truyền phổ biến ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Bệnh nhân mắc bệnh lý này sẽ gặp phải tình trạng tan máu, từ đó dẫn tới nguy cơ bị thiếu máu.
Sở dĩ, Thalassemia được xem là bệnh di truyền phổ biến ở nước ta vì hiện nay có hơn 12 triệu người được chẩn đoán mang gen bệnh. Trong đó, có hơn 20 nghìn bệnh nhân ở mức độ nặng phải điều trị suốt đời.
Nguy hiểm hơn, mỗi năm có hơn 2 nghìn trong tổng số 8 nghìn trẻ mắc bệnh Thalassemia ở mức độ nặng. Có khoảng 800 trẻ bị sảy thai sớm do biến chứng của bệnh lý này.
Qua những con số nêu trên, có thể thấy bệnh Thalassemia ở nước ta đang ở mức báo động. Không dừng lại ở đó, chi phí điều trị bệnh còn là gánh nặng của gia đình người bệnh, của toàn xã hội.
Mỗi năm nước ta cần đến hơn 2 nghìn tỷ để có thể điều trị duy trì cho bệnh nhân. Lượng máu để cung cấp cho bệnh nhân Thalassemia khoảng 500 nghìn đơn vị máu.
Hiện nay, bệnh Thalassemia ngày càng được nhiều người biết đến và tìm hiểu bệnh. Với bệnh lý này, việc phòng tránh là điều cấp thiết hơn bao giờ hết. Vừa giúp trẻ sinh ra khỏe mạnh, duy trì nòi giống vừa tiết kiệm được chi phí điều trị.
II. Người mang gen Thalassemia có hiến máu được không?
Với bệnh Thalassemia, bản thân người bệnh có thể rơi vào tình trạng thiếu máu và cần điều trị truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, có rất nhiều người băn khoăn liệu người mang gen Thalassemia có hiến máu được không?
Tiến sĩ Trịnh Quốc Thành chia sẻ, người mang gen bệnh Thalassemia có hiến máu được không phụ thuộc tình trạng bệnh của mỗi người. Thông thường, để được hiến máu, yêu cầu lượng Hemoglobin trong cơ thể phải trên 12g/dl.
Tuy nhiên, thực tế với những người mắc bệnh tan máu thể nhẹ. Chỉ số Hemoglobin chỉ ở ngưỡng 10 – 11g/dl. Chính vì thế, trường hợp này bác sĩ sẽ không đồng ý cho bạn hiến máu.
Trường hợp bạn mang gen bệnh, nếu có chỉ số Hemoglobin trên 12g/dl. Bác sĩ sẽ cân nhắc sức khỏe của bạn có an toàn để cho máu hay không. Còn nếu sau khi kiểm tra chỉ số Hemoglobin ở ngưỡng thấp, bạn tuyệt đối không được truyền máu.
Tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ, bác sĩ sẽ cho bạn lời tư vấn phù hợp. Tuyệt đối không được giấu bệnh, tự ý truyền máu khi chưa có ý định của bác sĩ. Nếu tự ý truyền máu, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng, đe dọa đến tính mạng.
⭐⭐⭐⭐ BẠN ĐANG QUAN TÂM: Mẹ mang gen lặn Thalassemia bố bình thường di truyền ra sao?
III. Những chú ý của người mang gen Thalassemia khi đi hiến máu
Vậy với những người mắc bệnh Thalassemia đủ điều kiện để hiến máu cần lưu ý những gì? Dưới đây là một số lưu ý của Tiến sĩ Trịnh Quốc Thành.
- Trước khi hiến máu cần phải thăm khám, kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được giấu bệnh tình của mình.
- Trong quá trình hiến máu, cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có biểu hiện bất thường cần báo ngay với bác sĩ.
- Sau khi hiến máu, nên có chế độ dinh dưỡng hợp để sức khỏe nhanh chóng phục hồi, bổ sung lượng máu đã mất. Ngoài ra, cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tránh các đồ uống kích thích, chứa cồn, chứa ga hay thói quen hút thuốc lá.
- Sau khi hiến máu nếu thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, người mệt lả… Hãy thông báo với bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
Trên đây là thông tin giải đáp người mang gen Thalassemia có hiến máu được không. Hy vọng qua câu trả lời của Tiến sĩ Trịnh Quốc Thành đã cung cấp cho bạn thông tin bạn cần. Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể đến Viện Mô phôi để được Tiến sĩ Thành có những thông tin cụ thể.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9