Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh ống nghiệm. Sau khoảng 2 tuần chuyển phôi, bạn sẽ biết được mình có thai hay không. Khoảng thời gian này là lúc các chị lo lắng và hy vọng nhiều nhất để biết được kết quả. Nhiều chị em thắc mắc rằng những biểu hiện thường gặp sau chuyển phôi là gì? Dưới đây là những biểu hiện thường gặp sau chuyển phôi. Mời các chị cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
1. Ra dịch màu nâu hoặc hồng nhạt
Ra dịch nâu sau chuyển phôi cũng là biểu hiện thường gặp.
- Máu báo thai thường có màu hồng theo một vệt nhỏ, kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Nguyên nhân là do phôi tác động lên thành niêm mạc tử cung, co bóp nhiều gây chảy máu.
- Tuy nhiên máu báo sau khi chuyển phôi không phải lúc nào cũng là một dấu hiệu tốt. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và liên hệ với bác sĩ điều trị của bạn nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào.
- Ngoài ra, việc ra máu trong khoảng thời gian hai tuần này có thể do các hormon mà bạn đã sử dụng trong chu kỳ IVF của mình.
2. Thân nhiệt tăng lên
- Sau khi chuyển phôi thành công thai nhi sẽ phát triển trong bụng mẹ. Vì thế cơ thể mẹ cần trao đổi chất nhiều hơn hơn để đủ dinh dưỡng nuôi cả mẹ và con. Và do quá trình trao đổi chất với cường độ mạnh mẽ hơn khiến nhiệt độ tăng cao so với bình thường dao động trong khoảng 37 độ.
- Tình trạng cơ thể nóng lên là do hoạt động bên trong mẹ diễn ra nhiều hơn vì thế khi thấy người nóng lên bạn đừng quá lo lắng rằng mình bị sốt hay ốm. Đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi đông lạnh mà bạn cần lưu ý.
3. Căng tức bầu ngực
Nguyên nhân của triệu chứng này là do hormone mang thai được sản sinh nhiều. Lượng máu lưu thông đến vùng ngực tăng cao. Kích thước ngực phát triển theo ngày tuổi của thai nhi trong bụng khiến bạn cảm thấy căng tức bầu vú, đau nhức. Tuy nhiên một số phụ nữ cũng bị đau và căng tức vú theo chu kỳ hành kinh do thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc cũng có thể do estrogen mà bạn đang dùng trong chu kỳ IVF gây ra.
4. Chậm kinh nguyệt
Một trong những dấu hiệu thường gặp sau chuyển phôi là chậm kinh nguyệt. Dù bạn là thai hỗ trợ hay thai tự nhiên thì dấu hiệu chậm kinh nguyệt cũng khá quan trọng. Tuy nhiên bạn cần có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng thì việc xác định có thai khi chậm kinh nguyệt sẽ chính xác hơn. Sau chuyển phôi 12-14 ngày, bạn cần xét nghiệm đo nồng độ beta hCG để xác định mang thai.
✅✅✅✅Tham khảo thêm: Chế độ ăn uống và sinh hoạt sau chuyển phôi
5. Người mệt mỏi
Thông thường, trong quá trình điều trị, bạn đã sử dụng các thuốc điều trị nội tiết. Điều này có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi. Nhưng đây cũng có thể là một dấu hiệu tích cực. Có thể là bạn đã mang thai và có triệu chứng ốm nghén. Có chị em ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ, có chị sẽ không nghén hay mệt mỏi nhưng cũng có người ốm nghén cả thai kỳ.
Những ngày sau chuyển phôi cơ thể sẽ có những sự thay đổi. Bạn sẽ hồi hộp hơn khi cả quá trình điều trị đang mong ngóng kết quả từng ngày. Nhưng bạn cũng nên hạn chế sử dụng que thử thai vì que thử thai thường không chính xác và có thể không có lợi cho tinh thần của bạn. Vì vậy hãy xét nghiệm nồng độ beta hCG đúng hẹn nhé.
Chúc các chị em có kỳ chuyển phôi thành công tốt đẹp và sớm đón con yêu.
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
Tại sao cần giảm thiểu thai?
Mong ước lớn nhất của mỗi mẹ bầu là có thai kỳ an toàn, vượt ...
Th11