Những lưu ý trong quá trình theo dõi niêm mạc chuyển phôi trữ

20200113 042030 216029 sieu am niem mac tu c.max 800x800 1

Niêm mạc tử cung được ví như “mảnh đất màu mỡ” để phôi làm tổ và phát triển. Đối với quy trình chuyển phôi trữ, không phải thời điểm nào cũng có thể chuyển phôi. Bệnh nhân cần phải trải qua quá trình chuẩn bị niêm mạc tử cung tối ưu mới có thể chuyển. Quá trình này diễn ra sẽ có sự khác biệt tuỳ vào từng bệnh nhân cụ thể. Vậy tại sao cần phải chuẩn bị niêm mạc tử cung trước khi chuyển phôi trữ? Những lưu ý trong quá trình theo dõi niêm mạc chuyển phôi trữ là gì?

1️⃣Ngày 18/07/2024: Tác động của stress đến khả năng sinh sản ở nam giới được hiểu hiện như thế nào?

2️⃣Ngày 18/07/2024: PGT-M giúp bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh

3️⃣Ngày 17/07/2024: Bệnh nhân tử cung một sừng điều trị thành công tại Viện!

4️⃣Ngày 17/07/2024: 10 năm đồng hành cùng Viện và có hai bạn nhỏ!

5️⃣Ngày 16/07/2024: Chuyển phôi hai lần đều thành công của chị Hằng! 

6️⃣Ngày 16/07/2024: Xoắn buồng trứng sau chọc trứng nguy hiểm ra sao?

Tại sao cần chuẩn bị nội mạc tử cung trước khi chuyển phôi trữ?

Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Cấu tạo của niêm mạc tử cung

NMTC có cấu tạo gồm 2 phần:

  • Lớp đáy (lớp nội mạc căn bản): Bao gồm các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu sự tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Lớp nông (lớp nội mạc tuyến): Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
20200822 niem mac tu cung day 03 2
Niêm mạc tử cung biến đổi mạnh mẽ trong chu kỳ kinh nguyệt.

🔥🔥🔥🔥🔥XEM THÊM: Tắc vòi trứng có bơm IUI được không?

Vai trò của niêm mạc tử cung

NMTC đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai. Và sự phát triển của thai nhi. Độ dày và tính chất của NMTC có ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh, nắm bám và phát triển của phôi thai.
 
Trong chu kỳ kinh nguyệt, NMTC bắt đầu phát triển để tạo môi trường thuận lợi cho quá trình thụ tinh. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, NMTC sẽ bong tróc và được đẩy ra ngoài cùng với máu. Đó là tạo thành chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi có sự thụ tinh thành công, phôi thai sẽ di chuyển đến NMTC. Khi đó phôi thai sẽ bắt đầu vùi sâu vào lớp niêm mạc, nắm bám vào đó.
 
Để phôi thai có thể nắm bám và phát triển một cách bình thường, NMTC cần phải đạt độ dày và có chất lượng tốt. NMTC cung cấp chỗ ở và các chất dinh dưỡng cần thiết cho phôi thai. Đồng thời cũng tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc nắm bám và phát triển của phôi thai trong tử cung.

Tại sao cần chuẩn bị niêm mạc trước khi chuyển phôi trữ?

Sau khi chọc noãn, có nhiều lý do mà bệnh nhân cần cân nhắc đông lạnh phôi. Vài lý do có thể kể ra như:

  • Nội tiết chưa cân bằng,
  • Niêm mạc tử cung chưa thuận lợi,
  • Cơ thể bệnh nhân chưa khỏe hoặc có nguy cơ quá kích buồng trứng
  • Hay đơn thuần là do bệnh nhân chưa có thời gian để mang thai hoặc có nhiều phôi nên trữ đông lại để dành cho sau này chuyển phôi tiếp.

Chuyển phôi trữ lạnh không phải sẽ chuyển vào bất cứ thời điểm nào. Mà sẽ phải trải qua một giai đoạn chuẩn bị NMTC dưới sự theo dõi của bác sĩ điều trị. Mục đích của việc chuẩn bị niêm mạc tử cung này là theo dõi để đưa phôi đã rã đông phù hợp với thời điểm “cửa sổ làm tổ được mở” và tạo ra điều kiện tốt nhất để phôi có thể làm tổ trong lòng tử cung. Chúng ta có thể hiểu ví von là “cải tạo mảnh đất sao cho màu mỡ giàu dinh dưỡng trước khi gieo hạt giống.

Những lưu ý trong quá trình theo dõi niêm mạc chuyển phôi trữ

Tuân thủ phác đồ điều trị

Đây là lưu ý đầu tiên cũng là lưu ý quan trọng nhất. Việc quên thuốc, sử dụng thuốc không đúng liều lượng là việc tối kị với các phác đồ chuẩn bị niêm mạc bằng thuốc Estrogen ngoại sinh. Điều này gây thoái hóa niêm mạc, ra máu bất thường giữa chu kì. Từ đó dẫn đến việc chuẩn bị niêm mạc bị gián đoạn.

Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày

Lớp niêm mạc tử cung mềm xốp có cấu tạo chủ yếu là mạch máu, bổ sung đầy đủ nước giúp lưu thông tuần hoàn tốt hơn đến các mao mạch tử cung.
Nhu cầu nước là 40ml/kg cân nặng, ví dụ: bạn 45kg thì cần khoảng 1,8 lít nước mỗi ngày. Nước ngọt, đồ uống có ga, bia, cà phê… không được tính là nước.
Nước ép, nước dừa, nước rau luộc… là những loại nước tốt có thể bổ sung thêm ngoài nước lọc.

Chế độ ăn nhiều rau xanh, ít thịt đỏ và bổ sung thêm cá, hải sản

  • Các loại rau xanh sẫm như súp lơ xanh, rau chân vịt, các loại rau cải, rau ngót.. chứa nhiều vitamin B9 (acid Folic) rất cần thiết cho phụ nữ trước mang thai. Ngoài ra còn cung cấp lượng vitamin E, C dồi dào giúp niêm mạc tử cung tươi mới.
  • Bổ sung các loại Protein tốt từ trứng, cá và hải sản.

Tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh thức khuya, căng thẳng

Tâm trạng hạnh phúc và sinh hoạt điều độ khiến các hormone có lợi được chế tiết nhiều và đều đặn, làm cho hệ miễn dịch khỏe mạnh và niêm mạc tử cung dễ dàng chấp nhận phôi hơn.
Ngược lại, tâm trạng bất an lo lắng làm rối loạn hệ miễn dịch, một số tế bào tại bề mặt niêm mạc hoặc trong máu hoạt động không kiểm soát khiến cho chiếc phôi bé bỏng tội nghiệp bị đào thải..

Không nhồi nhét những thực phẩm mà mình không muốn ăn hoặc rất khó ăn vì ngán

Sầu riêng, bơ, sữa đậu nành… là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể bổ sung trong quá trình canh niêm mạc ở lượng vừa phải.
Không lạm dụng bất kì loại thực phẩm nào với số lượng quá nhiều, đặc biệt các hoa quả trái mùa hoặc không rõ nguồn gốc và không đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh dung nạp quá nhiều hóa chất tồn dư và tốn kém và gây tác hại cho cơ thể!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status