Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai đoạn bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc kích trứng để các nang noãn phát triển. Có nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng khi bước vào quá trình kích trứng. Nhiều người còn sợ đau, sợ tiêm. Nhưng thực sự tiêm kích trứng không đáng sợ như bạn nghĩ. Bên cạnh đó, nhiều người còn thắc mắc: quá kích buồng trứng nên làm gì? Dưới đây là những thông tin quan trọng.
1. Kích thích buồng trứng là gì?
Kích thích buồng trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng. Sau khi nang trứng trưởng thành, đủ kích thước, bệnh nhân sẽ được tiêm hCG để giúp trứng rụng.
✅✅✅✅Tìm hiểu thêm: Prolactin cao có gây vô sinh không?
Thông thường phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp vợ chồng đã kết hôn được 1 – 2 năm, không sử dụng bất cứ biện pháp nào nhưng vẫn không có thai, hoặc các trường hợp vô sinh do hiện tượng rối loạn phóng noãn, không phóng được noãn, hội chứng đa nang buồng trứng, hoặc người bệnh đang tham gia thụ tinh nhân tạo (IUI), thụ tinh ống nghiệm (IVF). Bên cạnh đó, một số trường hợp tiêm thuốc kích trứng liều thấp nhằm mục đích tăng khả năng có thai tự nhiên.
Khi nào sẽ bắt đầu kích trứng?
Sau khi có các kết quả khám, bác sĩ điều trị sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể.
Thông thường, thời điểm thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe bệnh nhân thuận lợi.
Quy trình tiêm thuốc kích trứng
Tiêm thuốc kích thích buồng trứng sẽ được bắt đầu từ ngày 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Và kéo dài khoảng 10 – 12 ngày tùy mỗi bệnh nhân. Vào khoảng ngày thứ 13 chu kỳ kinh, bệnh nhân được hẹn để chọc trứng. Trong suốt 2 tuần thực hiện, bệnh nhân được hẹn thăm khám. Vào các ngày thứ 6 – ngày thứ 8 – ngày thứ 10 dùng thuốc để bác sĩ tiếp tục theo dõi sự phát triển của các nang trứng. Sau đó bệnh nhân sẽ được tiêm mũi hCG để trưởng thành noãn và được hẹn chọc noãn.
2. Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích thích buồng trứng sẽ làm cho hai buồng trứng to hơn. Điều này gây cảm giác trì nặng ở vùng bụng dưới hai bầu ngực căng tức và có thể gây buồn nôn. Tuy nhiên, những cảm giác này sẽ chỉ xảy ra vào 2 – 3 ngày cuối của quá trình kích trứng, sau đó sẽ nhanh chóng mất đi sau chọc hút trứng. Khi xuất hiện những triệu chứng này, bệnh nhân không cần lo lắng vì đó chỉ là tác dụng phụ của thuốc.
Tuy nhiên quá kích buồng trứng vẫn có thể xảy ra ở một số trường hợp. Và sau đây là một số cách để giảm quá kích buồng trứng.
1. Sinh hoạt nhẹ nhàng tại nhà, tâm lý thoải mái
2. Uống đủ nước
3. Thực đơn đảm bảo dinh dưỡng
4. Chăm sóc giảm đau tốt
Cảm giác đầy hơi, đau nhức và các khó chịu nói chung là những điều rất thường gặp sau thời gian chọc trứng. Bạn cũng có thể giảm đau tại nhà với các loại thuốc giảm đau thông thường. Hơn thế nữa, bạn cũng cần tránh các hoạt động tình dục xâm nhập trong hoặc xung quanh âm đạo những ngày này để cảm giác đau đớn có thể thuyên giảm hoàn toàn.
5. Tránh vận động mạnh
6. Xây dựng lối sống lành mạnh
Sau chọc hút trứng bạn nên ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa để giữ một sức khỏe và tinh thần tốt, bạn nên có thời gian biểu trong ngày rõ ràng, cân đối giữa lao động, sinh hoạt và nghỉ dưỡng theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Đặc biệt, bạn cần ngủ đủ giấc và ăn đúng giờ, tránh thức quá khuya, dậy muộn hay bỏ bữa ăn.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về quá kích buồng trứng nên làm gì. Chúc bạn có sức khỏe tốt để chuẩn bị hành trình thai kỳ và làm mẹ nhé!
Bài viết liên quan
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11