Nếu như việc lựa chọn phôi chuyển trong IVF trước đây chỉ dựa vào hình thái phôi. Thì ngày nay, với sự phát triển của di truyền học đã mở ra những cơ hội cho bệnh nhân. Năm 2015, Viện Mô phôi là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công PGT-M. Cụ thể trên bệnh nhân Thalassemia. Ngày 26/06/2024, Viện Mô phôi có buổi sinh hoạt khoa học chuyên môn về chủ đề PGT-M với một số chuyên gia từ Biomedic, VitroLife.
1️⃣Ngày 27/06/2024: Hai lần chuyển phôi đều thành công tại Viện!
2️⃣Ngày 25/06/2024: Tại sao phụ nữ khó có thai?
3️⃣Ngày 26/06/2024: Có con sau 17 năm hiếm muộn!
4️⃣Ngày 25/06/2024: Một số lợi ích của đông phôi toàn bộ.
5️⃣Ngày 24/06/2024: Em bé yêu của mẹ Xuyên bố Kiên!
6️⃣Ngày 26/06/2024: Hai chiếc phôi ngày 3 thành 2 em bé đáng yêu!
Một số thông tin về kỹ thuật PGT-M
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ là gì?
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ có tên tiếng Anh: Preimplantation Genetic Testing – PGT. Là một tập hợp các kỹ thuật để xác định các bất thường di truyền của phôi được tạo trong IVF. Thông qua các xét nghiệm này, các chuyên gia có thể sàng lọc phôi khoẻ mạnh. Khi đó, phôi khoẻ mạnh được cấy vào tử cung của người phụ nữ. Từ đó làm tăng khả năng thành công, giảm số chu kỳ IVF và kéo theo là chi phí phải trả.
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ có những loại nào?
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ liên quan đến 3 nhóm xét nghiệm chính:
- Xét nghiệm cho các bệnh di truyền đơn gen (PGT-M)
- Xét nghiệm cho tình trạng tái sắp xếp cấu trúc nhiễm sắc thể (PGT-SR)
- Xét nghiệm bất thường số lượng nhiễm sắc thể, ví dụ như lệch bội (PGT-A).
PGT-M trước đây gọi là PGD. PGT-M là xét nghiệm xác định các bất thường, đột biến đơn gen liên quan đến một số hội chứng bệnh di truyền như:
- Tan máu bẩm sinh Thalassemia,
- Teo cơ tủy (SMA),
- Hemophilia, Hội chứng RETT,
- Thận đa nang…
PGT-M được chỉ định cho các cặp vợ chồng mang gen đột biến gây bệnh, có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh di truyền đơn gen.
Mục đích của xét nghiệm PGT-M
Xét nghiệm PGT-M được thực hiện khi bố hoặc mẹ đã được chẩn đoán mang các biến thể gen gây ra một bệnh lý nào đó. Và không muốn di truyền gen bệnh cho con của mình. Sau khi xét nghiệm, các phôi bình thường sẽ được chuyển vào tử cung của người mẹ.
Một số bệnh có thể chẩn đoán được như alpha thalassemia, beta thalassemia, bệnh ưa chảy máu hemophilia, bệnh teo cơ tủy, bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, loạn dưỡng cơ tủy, loạn dưỡng cơ bẩm sinh,…
Sinh hoạt khoa học chuyên môn về chủ đề PGT-M
Buổi sinh hoạt có sự tham gia của Ban lãnh đạo Viện:
- PGS.TS Trịnh Thế Sơn: Giám đốc Viện,
- TS.BS Nguyễn Thanh Tùng: Phó Giám đốc Viện,
- TS.BS Đoàn THị Hằng: Phó Giám đốc Viện,
- PGS.TS Quản Hoàng Lâm: Chủ nhiệm Bộ môn Mô phôi.
Các chuyên gia đã giới thiệu về tiêu chuẩn xét nghiệm PGT-M và độ chính xác của dữ liệu giải trình tự gen có ảnh hưởng thế nào đến sàng lọc phôi tiền làm tổ.
Cùng với các bài báo cáo của các BCV, buổi sinh hoạt nhằm giúp các bác sĩ, chuyên viên, KTV của Viện tiếp tục cập nhật những kiến thức, kỹ thuật mới trong mảng kỹ thuật phân tích di truyền phôi giai đoạn tiền làm tổ.
Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt khoa học:
Bài viết liên quan
Đoàn đại biểu Hàn Quốc thăm và làm việc tại Viện Mô phôi
Đoàn đại biểu Hàn Quốc thăm và làm việc tại Viện Mô phôi Sáng ngày ...
Th11
Lịch khám bệnh từ ngày 11/11 đến ngày 17/11!
Kính gửi Quý bệnh nhân Lịch khám bệnh từ ngày 11/11 đến ngày 17/11! Quý ...
Th11
Thư mời báo giá máy siêu âm tổng quát chuyên sản khoa cho Khoa Khám bệnh
Thư mời báo giá máy siêu âm tổng quát chuyên sản khoa cho Khoa Khám ...
Th11
Lịch khám bệnh từ ngày 04/11 đến ngày 10/11!
Kính gửi Quý bệnh nhân Lịch khám bệnh từ ngày 04/11 đến ngày 10/11! Quý ...
Th11
Tập huấn nghiệp vụ công tác dân số gia đình và trẻ em toàn quân năm 2024
Tập huấn nghiệp vụ công tác dân số gia đình và trẻ em toàn quân ...
Th10
Chúc mừng Ngày Điều dưỡng Việt Nam!
Chúc mừng ngày Điều dưỡng Việt Nam! “Tri ân những người không quản ngày đêm ...
Th10