Stress dễ gây vô sinh hiếm muộn

z4244775005940 44285580a85976ff1af6c7e50ab1f39f

Một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh hiếm muộn hiện nay là từ căng thẳng lâu ngày. Nhiều người thường không để ý, nhưng đây là nhóm nguyên nhân thường gặp hiện nay. Vì lý do nào đó, nhiều cặp vợ chồng khi đi khám hiếm muộn phải điều trị tâm lý. Tại Viện Mô phôi, chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng stress quá mức. Stress dễ gây vô sinh hiếm muộn. Điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản như thế nào?

🍀Ngày 30/06/2023: Những thói quen gây vô sinh cần tránh

🍀Ngày 03/07/2023: Nguyên nhân nào dẫn tới thai trứng?

🍀Ngày 29/06/2023: Vì sao siêu âm không có túi noãn hoàng?

🍀Ngày 26/06/2023: Xuất tinh sớm có nguy hiểm không?

1. Căng thẳng, stress do đâu mà ra?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), stress là phản ứng của cơ thể khi phải đối mặt với hoàn cảnh và áp lực vượt quá khả năng xử lý, thách thức khả năng đối phó của con người. Stress không phải là một bệnh. Tuy nhiên stress có thể dẫn đến suy nhược về tâm lý, suy giảm hoạt động não bộ và từ đó suy nhược cả cơ thể.

20190910 ty le nam gioi bi vo sinh cung cao tuong duong voi nu gioi
Căng thẳng, stress ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cả hai nam và nữ.

Nói cách khác, căng thẳng là nguyên nhân gây ra các bệnh khác, ví dụ như trầm cảm, mất ngủ. Stress cũng là yếu tố gây tăng nặng cho các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, thậm chí là ung thư. Stress cũng có thể góp phần gây ra tình trạng hiếm muộn và làm giảm hiệu quả của điều trị IVF.

Một số nội tiết phản ánh tình trạng căng thẳng như norepinephrine, cortisol, và adrenaline. Nhiều nghiên cứu khi đo trực tiếp nồng độ của các nội tiết này đều chỉ ra rằng khi nồng độ của chúng tăng lên, chất lượng noãn thu được và tỉ lệ có thai giảm đi rõ rệt.

2. Stress dễ gây vô sinh hiếm muộn như thế nào?

Stress gây rối loạn chu kì kinh nguyệt – ngăn cản rụng trứng 

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống sinh sản của chúng ta và làm gián đoạn quá trình rụng trứng. Nó làm giảm estrogen và progesterone. Đây là hai hormone quan trọng nhất trong hệ thống sinh sản của phụ nữ.
 
Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến việc phôi làm tổ. Nồng độ CRH bất thường, được sản xuất trong các mô sinh sản, có thể ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung và nhau thai . Ngoài ra, mức CRH tăng có thể liên quan đến sinh non.

Căng thẳng và kết quả IVF

Trong một nghiên cứu năm 2018 trên 45 cặp vợ chồng thực hiện phương pháp điều trị IVF, mức độ cao hơn của các cytokine (protein) liên quan đến căng thẳng trong máu của bệnh nhân có liên quan đến khả năng mang thai thấp hơn sau một chu kỳ IVF. Phụ nữ ở nhóm căng thẳng cao nhất có tỷ lệ thụ thai thấp hơn 29% sau một năm. 

Tăng hoạt động của tế bào diệt tự nhiên gây thất bại làm tổ của phôi

Một thử nghiệm ngẫu nhiên đã xem xét sự thay đổi của hệ thống miễn dịch ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào và phát hiện ra rằng hoạt động của tế bào giết người tự nhiên (NK) tăng lên khi căng thẳng tâm lý, là một nguyên nhân khiến tỉ lệ vô sinh tăng cao.

Giảm ham muốn tình dục

Căng thẳng có thể làm giảm ham muốn tình dục của bạn. Điều này dẫn đến việc bạn và đối tác của bạn giao hợp ít thường xuyên hơn. Và ít cơ hội để tinh trùng và trứng gặp nhau hơn. Một số cặp vợ chồng được tư vấn nên giao hợp vào một khoảng thời gian ấn định, khi đó người nữ và đặc biệt là người nam sẽ cảm thấy rất áp lực và giảm ham muốn tình dục.

3. Một số hướng can thiệp nhằm giảm stress cho bệnh nhân IVF

Chăm sóc tích hợp

Người bệnh hiếm muộn thường né tránh việc tìm đến chuyên gia tâm lý. Do đó, y bác sĩ Hỗ trợ sinh sản ngoài việc điều trị hiếm muộn sẽ phải kiêm thêm cả phần chăm sóc về tâm lý cho bệnh nhân của mình.

IMG 3094
Ngoài điều trị bệnh lý, bác sĩ Viện Mô phôi kiêm thêm cả phần chăm sóc về tâm lý.

Hợp tác trong chăm sóc

Nhóm điều trị hiếm muộn sẽ phải bao gồm cả bác sĩ lâm sàng, điều dưỡng, lab và thêm vào đó là chuyên viên tâm lý, chuyên viên dinh dưỡng, huấn luyện viên yoga và thể chất… Tất cả đồng thuận và cùng nhau hợp tác với nhau để điều trị hiếm muộn và chăm sóc tâm lý, thể chất, dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Liệu pháp nhận thức

Đây là can thiệp về nhận thức, những suy nghĩ tiêu cực của người bệnh và “sửa lỗi nhận thức”. Ví dụ: Tôi thất bại rồi, tôi bỏ cuộc thôi. => Tôi đã cổ hết sức rồi, chưa được thì nghỉ ngơi rồi cố tiếp, vẫn còn hi vọng. Đây là hướng tiếp cận quan trọng và được chỉ ra có hiệu quả cao.

Trên đây là thông tin xoay quanh vấn đề stress dễ gây vô sinh hiếm muộn. Hiện nay rất nhiều cạp vợ chồng mong con đang gặp phải tình trạng stress kéo dài. Điều này không hề có lợi cho quá trình thăm khám và điều trị. Chính vì vậy, việc lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín với các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm là điều vô cùng cần thiết.

 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status