Sinh con khoẻ mạnh là mong ước của mỗi cặp vợ chồng, nhất là bệnh nhân hiếm muộn. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn có thai kỳ thuận lợi và khoẻ mạnh. Một trong những nguy hiểm có thể gặp phải trong thai kỳ đó chính là thai trứng. Vậy thai trứng là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến thai trứng? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
🌱Ngày 01/07/2023: Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể điều trị khỏi không?
🌱Ngày 30/06/2023: Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể có nguy hiểm không?
🌱Ngày 30/06/2023: Những thói quen gây vô sinh cần tránh
🌱Ngày 29/06/2023: Hội chứng buồng trứng đa nang có nên uống sữa đậu nành?
1. Nguyên nhân nào dẫn đến thai trứng?
Thai trứng là gì?
Thai trứng hay chửa trứng là tình trạng bệnh lý gai nhau bị thoái hóa, phù nề tạo thành những túi chứa dịch dính vào nhau giống như chùm nho và chiếm phần lớn trong buồng tử cung, có đường kính 1mm đến vài chục mm.
Chửa trứng đa số là lành tính nhưng nếu không theo dõi và điều trị đúng thì những hệ luỵ của nó là khó lường vì có khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí ác tính là ung thư tế bào nuôi.
Chửa trứng chia làm 2 loại:
- Chửa trứng hoàn toàn: Không có tổ chức thai nhi, các gai rau phình to, mạch máu lông rau biến mất, lớp tế bào nuôi tăng sinh mạnh.
- Chửa trứng bán phần: Có thai nhi hay 1 phần thai nhi, phần lớn gai rau biến thành túi nước, còn 1 phần gai rau bình thường.
Ngoài ra có thể chia thai trứng thành thai trứng lành tính và thai trứng ác tính (xâm nhập).
Nguyên nhân nào dẫn đến thai trứng?
Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra chửa trứng. Điều này có thể xảy ra với bất kì phụ nữ. Một số yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến như:
- Sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh đã dẫn đến những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể. Khoảng 90% trường hợp thai trứng bắt nguồn từ người cha và 10% từ người mẹ
- Thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi hoặc dưới 20 tuổi
- Phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần, hoặc có tiền sử thai nghén lần đầu không bình thường, hoặc đã có những bất thường ở dạ tử cung, là 1 trong những yếu tố nguy cơ cao gây nên chửa trứng
- Thiếu dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ như thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, acid folic, vitamin A… Do đó, tỉ lệ mắc ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển…
Dấu hiệu nhận biết thai trứng
Ở những tuần đầu,có thể biểu hiện giống như thai kì bình thường.
Nhưng sau đó, hầu hết thai trứng gây ra những triệu chứng rất đặc biệt, bao gồm:
- Chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt 1: máu nâu đậm cho đến đỏ sẫm.
- Nghén nặng: buồn nôn và nôn nhiều, liên tục.
- Thấy bụng to bất thường.
- Không thấy thai máy.
- Đau tức vùng bụng dưới.
- Có thể thấy những nang như chùm nho trôi ra từ âm đạo.
Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào tương tự như trên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Khi khám thai, bác sĩ có cũng thể phát hiện ra các dấu hiệu khác
- Tử cung to so với tuổi thai.
- Tăng huyết áp.
- Tiền sản giật khởi phát trước 20 tuần: tình trạng tăng huyết áp và có thêm các biến chứng trên cơ quan khác như tiểu đạm, tăng men gan, tán huyết, đau đầu nhìn mờ,…
- Nang hoàng tuyến
- Thiếu máu.
- Cường giáp…
2. Điều trị thai trứng như thế nào?
Mẹ bầu khi được chẩn đoán xác định chửa trứng cần phải được xử trí càng sớm càng tốt để phòng biến chứng băng huyết do sẩy thai trứng hoặc thủng tử cung gây ra, cũng như phát hiện sớm biến chứng ung thư nguyên bào nuôi:
- Nạo hút thai trứng là phương pháp được sử dụng hiện nay bằng máy hút dưới áp lực chân không trong quá trình nạo hút, ngoài ra kết hợp với truyền dịch huyết thanh ngọt đẳng trương 5% pha với 5 đọn vị oxytocin có tác dụng giúp tử cung co hồi tốt, tránh làm thủng tử cung khi nạo và cầm máu.
- Sau 2 – 3 ngày, tiến hành nạo lại lần thứ 2.
- Sau nạo hút thai trứng, người bệnh sẽ phải dùng kháng sinh để tránh nhiễm trùng.
- Bệnh phẩm thu được sau khi nạo trứng cần được gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh lý để biết được thai trứng lành tính hay ác tính.
- Phương pháp nạo hút thai trứng được sử dụng phổ biến cho những phụ nữ còn trẻ tuổi, vẫn còn nhu cầu có con. Đối với những phụ nữ trên 40 tuổi, không muốn có con, bác sỹ có thể tư vấn phương pháp điều trị là cắt tử cung
3. Thai trứng có nguy hiểm không?
Biến chứng từ thai trứng nếu không phát hiện và điều trị sớm
Nếu không điều trị sớm, tha trứng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như mất máu, suy dinh dưỡng hoặc sẩy thai trứng gây băng huyết.
Ngoài ra, thai trứng còn có thể xâm lấn, ăn sâu vào lớp cơ tử cung và gây thủng tử cung. Đặc biệt, khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng có thể gây biến chứng ác tính là ung thư tế bào nuôi (một loại ung thư ác tính, thường xâm lấn sâu vào lớp cơ tử cung, gây hoại tử chảy máu và có thể di căn tới các phủ tạng như gan, não, phổi,… với tỷ lệ tử vong rất cao).
Phòng ngừa thai trứng
Để phòng ngừa hiện tượng chửa trứng, bạn nên lưu ý một số điều bên dưới đây:
- Không nên để mang thai ở độ tuổi quá sớm (trước 20 tuổi) hoặc quá muộn (sau 40 tuổi).
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trước khi mang thai và trong quá trình mang thai, đặc biệt là acid folic và vitamin A.
- Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là việc làm hết sức cần thiết để sàng lọc các vấn đề liên quan đến di truyền và miễn dịch.
Bài viết này đã cung cấp những thông tin quan trọng về thai trứng cũng như nguyên nhân dẫn đến thai trứng. Khi đã có chẩn đoán là thai trứng, người bệnh cần được điều trị ngay. Thai trứng nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư nguyên bào nuôi…
Bài viết liên quan
U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung
Trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, khi hành kinh máu kinh sẽ ra ...
Th10
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9