Một trong những nỗi sợ của các mẹ khi đi siêu âm là bác sĩ báo thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung là tình trạng gặp nhiều ở thai tự nhiên và thai hỗ trợ. Thai kỳ bình thường sẽ phát triển trong buồng tử cung. Nên khi thai không làm tổ ở tử cung đều coi là thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng rất nguy hiểm đến tính mạng thai phụ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thai ngoài tử cung? Và thai ngoài tử cung có sinh được không?
1. Thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng thai không làm tổ bên trong tử cung mà nằm bên ngoài. Thông thường, một số vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:
Thai nằm ở vòi tử cung – một trong những trường hợp mang thai ngoài tử cung dễ gặp nhất, có thể chiếm tới 95% các ca mang thai ngoài tử cung.
Thai ngoài tử cung có thể nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.
Khi mang thai ngoài tử cung, túi thai sẽ không được buồng tử cung bảo vệ, nếu bị vỡ, túi thai sẽ khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ.
Nguyên nhân
Trong một số trường hợp, nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung không thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đa số thai phụ gặp phải tình trạng này đều có liên quan đến một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
- Ống dẫn trứng bị viêm và có sẹo do thai phụ từng trải qua phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng trước đó;
- Sự thay đổi hoặc hoạt động bất thường của nội tiết tố;
- Dị dạng cơ quan sinh dục;
- Một số vấn đề có liên quan đến di truyền;
- Thai phụ đang mắc phải các tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến hình dáng hoặc hoạt động của ống dẫn trứng/ cơ quan sinh sản khác.
2. Triệu chứng và dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Triệu chứng và dấu hiệu
Các triệu chứng của chửa ngoài tử cung rất đa dạng và có thể không có cho đến khi vỡ ối.
Hầu hết bệnh nhân bị đau vùng chậu (có thể âm ỉ, đau buốt hoặc đau quặn thắt), chảy máu âm đạo hoặc cả hai. Những bệnh nhân có kinh nguyệt không đều có thể không biết rằng họ đang mang thai.
Sự vỡ có thể được báo trước bởi cơn đau xuất hiện đột ngột, tiếp theo là ngất hoặc bởi các triệu chứng và dấu hiệu sốc mất máu hoặc viêm phúc mạc. Chảy máu nhanh có nhiều khả năng xảy ra ở thai làm tổ ở vùng góc bị vỡ.
Sự căng đau khi di động cổ tử cung, đau căng ở một hoặc cả hai bên hoặc khối u phần phụ có thể sờ thấy. Kiểm tra vùng chậu cần được thực hiện cẩn thận vì áp lực quá mức có thể làm vỡ thai. Tử cung có thể to lên một chút (nhưng thường nhỏ hơn so với tuổi thai).
Phương pháp chẩn đoán thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung bị vỡ là một trường hợp cấp cứu ngoại khoa vì nó gây ra chảy máu ở mẹ và nguy cơ tử vong; chẩn đoán kịp thời rất quan trọng.
- Định lượng beta– hCG huyết thanh
- Siêu âm vùng chậu
- Đôi khi nội soi ổ bụng.
3. Thai ngoài tử cung có sinh được không?
Mang thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Chảy máu trong: Khối thai ngoài tử cung nếu vỡ sẽ khiến thai phụ bị chảy máu trong ồ ạt. Điều này là cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng thai phụ nếu không được cấp cứu can thiệp kịp thời.
- Tổn thương ống dẫn trứng. Việc điều trị chậm trễ sẽ gây tổn thương đến ống dẫn trứng, làm tăng đáng kể các nguy cơ thai ngoài tử cung ở những lần mang thai kế tiếp.
Thai ngoài tử cung không thể phát triển bình thường, không thể sinh ra cũng như không thể đưa khối thai trở về lại tử cung. Do đó cần được loại bỏ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.
Tùy thuộc vào các triệu chứng thai phụ gặp phải, kích thước và tình trạng hiện tại của khối thai (khối thai ngoài tử cung đã vỡ hay chưa) mà bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp. Có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở bụng.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: thai ngoài tử cung có sinh được không? Đây là trường hợp cấp cứu sản khoa nên việc phát hiện càng sớm càng tốt. Điều này nhằm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến thai phụ và sức khỏe sinh sản sau này.
Bài viết liên quan
Tầm quan trọng của khám sức khoẻ tiền hôn nhân hiện nay
Cùng với sự phát triển của truyền thông, ngày càng nhiều bạn trẻ quan tâm ...
Th1
Những trường hợp nào cần tư vấn di truyền trước khi mang thai?
Bất kỳ cha mẹ nào đều mong muốn con mình khi sinh ra sẽ khoẻ ...
Th1
Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để có thai?
Vòi trứng là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ. Một người phụ ...
Th1
Một số xét nghiệm nội tiết ở nữ giới khi khám hiếm muộn
Xét nghiệm cận lâm sàng là những xét nghiệm rất quan trọng khi khám và ...
Th1
Tại sao 25 tuổi chưa từng sinh con mà dự trữ buồng trứng cạn kiệt?
Một bé gái từ khi sinh ra đã có một lượng trứng hữu hạn trong ...
Th12
Chậm kinh có phải dấu hiệu của vô sinh không?
Chu kỳ kinh nguyệt có vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ của ...
Th12