Trước đây nhiều người vẫn luôn cho rằng, con cái là chuyện của phụ nữ. Nên khi chậm con thì nguyên nhân chính là do người vợ. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh có khoảng 20% các cặp vợ chồng hiếm muộn là do nam giới. Chính vì vậy, khám hiếm muộn là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Việc thăm khám với nam giới cũng khá đơn giản. Và xét nghiệm tinh dịch đồ là xét nghiệm cơ bản nhất và không thể thiếu để đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản nam giới. Vậy thế nào là một tinh dịch đồ bình thường? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
I. TINH DỊCH ĐỒ LÀ GÌ?
1. Tinh dịch là gì?
Tinh dịch là hỗn hợp lỏng được hệ sinh dục nam giới tạo ra, chứa các tinh trùng – mang gen của bố để giao hợp với trứng – mang gen của mẹ tạo thành hợp tử. Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra khiến tinh dịch không đạt chất lượng và không thể tạo hợp tử, phát triển thành thai nhi gây ra vô sinh.

Tiêu biểu là hình dạng tinh trùng bất thường, khả năng vận động của tinh trùng kém,… Các bất thường này ở mức độ nhẹ sẽ gây ra tình trạng khó thụ thai, nếu nặng sẽ gây vô sinh
2. Xét nghiệm tinh dịch đồ là gì?
Xét nghiệm tinh dịch đồ là một xét nghiệm dựa trên mẫu tinh dịch nhằm để đánh giá chất lượng của tinh trùng, thông qua các chỉ số như: số lượng, khả năng di động, hình dạng,… Việc đánh giá này được thực hiện theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Các chỉ số tinh dịch đồ chỉ có ý nghĩa phỏng đoán khả năng sinh sản của nam giới là cao hay thấp.
3. Xét nghiệm tinh dịch đồ là làm gì?
Trước khi tiến hành xét nghiệm, nam giới được yêu cầu không xuất tinh trong vòng 2 đến 7 ngày. Sau đó, tinh dịch sẽ được thu thập tại phòng thí nghiệm bằng cách thủ dâm. Đặc biệt, tinh dịch nên được phân tích trong vòng không quá 2 giờ.
>>>>>TÌM HIỂU: AI NÊN SÀNG LỌC DI TRUYỀN TRƯỚC CHUYỂN PHÔI?

Một số thí nghiệm sẽ yêu cầu nhiều hơn một mẫu thử, có thể do sự khác nhau về nhiệt độ phòng. Những yếu tố được quan sát trong tinh dịch là:
- Tổng lượng tinh dịch (tính theo ml).
- Tiêu chuẩn về hỗn hợp tinh dịch (độ đặc, màu sắc, độ axit).
- Nồng độ tinh dịch (số lượng tinh trùng/ml).
- Hình thái (hình dạng và cấu trúc tinh trùng, cho biết về sức khỏe tinh trùng).
- Độ vận động (% tinh trùng di chuyển về phía trước).
- Tổng số tinh trùng di động được.
II. THẾ NÀO LÀ MỘT TINH DỊCH ĐỒ BÌNH THƯỜNG?
Các chỉ số bình thường của 1 xét nghiệm tinh dịch đồ:
( Theo tiêu chuẩn tổ chức y tế thế giới WHO 2010)
– Thể tích tinh dịch (volume): ≥ 1,5 ml
– Kiêng giao hợp (Abstinence period): 2- 7 ngày
– Ly giải (Liquefaction): ≤ 60 phút
– pH: ≥ 7.2
– Mật độ (Concentration): ≥ 15 triệu tinh trùng/ ml
– Tổng số tinh trùng: ≥ 39 triệu tinh trùng/ 1 lần xuất tinh
– Độ di động: PR- Tiến tới ≥ 32%
PR + NP ≥ 40%
– Tỷ lệ sống (Vitality): ≥ 58%
– Hình dạng bình thường ( Morphology) : ≥ 4%
– Bạch cầu (White blood cell): ≤ 1 triệu BC/ ml

Nếu vượt ngoài những khoảng tham chiếu trên thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn thực hiện lại xét nghiệm tinh dịch đồ khoảng 2- 3 lần nữa, mỗi lần cách nhau 2 -3 tuần để xác định lại tình trạng tinh dịch nhằm có những phương pháp điều trị chính xác nhất.
Xét nghiệm tinh dịch đồ và những biểu hiện nghi ngờ vô sinh là rất cần thiết đối với những trường hợp vợ chồng mong muốn sinh con. Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ phần nào phản ánh được chất lượng tinh trùng, giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán vô sinh và những bệnh lý khác một cách hiệu quả hơn.
Bài viết liên quan
Hormone Testosterone có vai trò gì đối với nam giới?
Nếu hormone Estrogen được coi là hormone sinh lý nữ thì Testosterone được gọi là ...
Th3
Tại sao chọc trứng cần gây mê?
Từ khi ra đời đến nay, IVF đã trở thành “cứu tinh” của hàng triệu ...
Th3
Giang mai có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của nam giới?
Bệnh lây qua đường tình dục hiện nay là một trong những vấn đề thường ...
Th3
Xét nghiệm Halosperm là xét nghiệm gì?
Hiện nay, tình trạng vô sinh hiếm muộn đang ngày càng trẻ hoá và phức ...
Th3
Tại sao Viện Mô phôi không sinh thiết phôi ngày 3?
Sinh ra em bé khoẻ mạnh luôn là mong ước của mỗi cặp vợ chồng. ...
Th3
Xét nghiệm kháng thể kháng Phospholipid được chỉ định khi nào?
Hội chứng antiphospholipid là một nỗi lo đối với các chị em đang và chuẩn ...
Th3