Tác hại của việc thức khuya thì chắc chắn ai cũng đã biết. Thức khuya khiến tinh thần ta mệt mỏi, khiến cho làn da trở nên xấu hơn. và rất nhiều tác hại nữa. Nhưng bên cạnh những vấn đề đó, thức khuya tiềm ẩn nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn. Vậy điều đó được biểu hiện như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
1. Thức khuya tiềm ẩn nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn
Tác hại của thức khuya đối với sức khỏe sinh sản ở nam giới
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh ở nam giới như hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng chất kích thích,… đều làm ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn, giảm chất lượng tinh trùng dẫn đến hiếm muộn. Trong đó, thói quen thức khuya thường xuyên lại là nguyên nhân gây vô sinh ít ngờ tới ở đàn ông. Vì thế, họ cũng ít đề phòng nhất.
Tình trạng thức khuya sẽ tăng khả năng vô sinh ở nam giới ở độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi.
Thời gian ngủ là lúc cơ thể phái mạnh sản xuất Hormone Testosterone nhiều nhất. Khi thức khuya, quá trình này sẽ bị cản trở dẫn đến giảm nồng độ Hormone Testosterone. Khi nồng độ Hormone này giảm mạnh sẽ gây ra rối loạn cương dương, giảm chất lượng tinh trùng, thậm chí còn khiến các bạn nam bị yếu sinh lý. Khi nam giới ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày, tinh trùng dễ bị dị tật, làm giảm khả năng thụ thai, hoặc phôi thai không phát triển.
Rất nhiều nam giới đến khám với tỉ lệ tinh trùng dị dạng. Và mật độ tinh trùng thấp có thói quen thức khuya cũng như bia rượu nhiều!
Tác hại của thức khuya đối với sức khỏe sinh sản ở nữ giới
Phụ nữ thức khuya, ít vận động có nguy cơ buồng trứng đa nang hoặc suy buồng trứng sớm. Điều này xảy ra trước tuổi 35 nhiều 3 lần so với các bạn sinh hoạt điều độ.
Khi bạn thiếu ngủ, cơ thể sẽ sản sinh nhiều Cortisol. Đây là một kết quả khi hệ thần kinh bị kích thích dẫn đến căng thẳng.
Hệ thần kinh khi bị kích thích sẽ tác động đến não bộ và các cơ quan khác. Trong số đó phải kể đến buồng trứng. Điều này khiến hoạt động rụng trứng bị ức chế, các tế bào xấu dễ xâm hại. Từ đó, tăng khả năng mắc bệnh buồng trứng ở nữ, dẫn đến tỷ lệ vô sinh cũng tăng cao. Bên cạnh đó, cũng như nam giới, khi thức khuya thường xuyên sẽ khiến cảm xúc của bạn dễ rối loạn, giảm ham muốn trong chuyện “vợ chồng”. Bạn sẽ dễ bị lãnh cảm với đối phương, khiến việc quan hệ tình dục bị ảnh hưởng, khả năng thụ thai cũng kém đi.
Việc thiếu ngủ do thức khuya còn làm suy giảm lượng Leptin cần thiết ở nữ giới. Điều này ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng và làm rối loạn kinh nguyệt. Không thể kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt cũng khiến các bạn nữ khó có thể dự đoán được thời điểm dễ thụ thai.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhắn nhủ rằng, khoảng thời gian từ 23h – 3h sáng là thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể.
2. Cần làm gì để giảm thiểu tác hại của thức khuya?
Tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng trẻ hóa. Điều này có thể đến từ nguyên nhân di truyền nhưng cũng có nguyên nhân từ những thói quen sinh hoạt phi khoa học. Thức khuya là một ví dụ điển hình. Vậy bạn cần làm gì?
- Xây dựng thời gian biểu khoa học trong việc ăn uống – sinh hoạt – ngủ nghỉ. Thời gian ngủ tốt nhất cho cơ thể là từ 7 tiếng đến 9 tiếng đối với người trưởng thành, và từ 9 tiếng đến 10 tiếng ở thanh thiếu niên.
- Tăng cường các thực phẩm có tác dụng an thần, ổn định thần kinh. Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B, D, khoáng chất, Magie, Canxi,… Các dưỡng chất này sẽ hỗ trợ quá trình trao đổi chất hiệu quả hơn trong thời gian bạn ngủ.
- Không hút thuốc lá, chất kích thích, hạn chế uống rượu bia, thức uống có cồn trước khi ngủ 90 phút.
- Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ. Vì ánh sáng xanh sẽ gây kích thích thần kinh khiến bạn khó ngủ.
- Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát thường xuyên.
- Xông hơi tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm, tinh dầu hương hoa dịu nhẹ cho phòng ngủ sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần và dễ ngủ hơn.
- Nếu như bạn mắc bệnh mất ngủ mãn tính, thì nên đến gặp bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp để tránh các hệ lụy về sau.
Trên đây là những thông tin hữu ích về Thức Khuya Tiềm Ẩn Nguy Cơ Gây Vô Sinh Hiếm Muộn. Chắc hẳn khi nắm được những thông tin này bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn cho mình.
Bài viết liên quan
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11