Kích thích buồng trứng là một giai đoạn quan trọng đối với hỗ trợ sinh sản. IUI và IVF đều có sử dụng kích thích buồng trứng. Đây là phương pháp dành được chỉ định cho những bệnh nhân gặp khó khăn trong vấn đề phóng noãn. Hoặc các trường hợp mắc hội chứng PCOS. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân lo lắng răng tiêm thuốc kích trứng có hại không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bệnh nhân hiểu thêm về vấn đề này.
🔥Ngày 02/11/2023: Bệnh teo cơ tuỷ là gì?
🔥Ngày 01/11/2023: Xét nghiệm NIPT chi phí bao nhiêu?
🔥Ngày 30/10/2023: Điều trị tắc ống dẫn tinh như thế nào?
🔥Ngày 12/02/2023: Cần kiêng gì sau khi bơm IUI?
🔥Ngày 27/10/2023: Chất lượng tinh trùng đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng
Vai trò của kích thích buồng trứng trong điều trị hiếm muộn
Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết. Thuốc có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín rồi rụng xuống. Thuốc sẽ giúp tăng nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ, kích thích nang trứng dần trưởng thành, tăng tỷ lệ có thai.
Hiện thuốc kích thích buồng trứng có 2 dạng: dạng uống hoặc dạng tiêm. Tùy vào bệnh lý cụ thể và phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng dạng thuốc phù hợp.
Tiêm kích trứng là gì?
Tiêm kích trứng là kỹ thuật sử dụng thuốc nội tiết bằng đường tiêm. Mục đích nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín và rụng. Đến khi nang trứng trưởng thành, trứng đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG (còn gọi là mũi tiêm rụng trứng) để giúp trứng rụng.
Thời điểm tiêm kích trứng
Sau khi có kết quả khám ban đầu, bác sĩ điều trị sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Từ đó tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể.
Thông thường, thời điểm thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe bệnh nhân thuận lợi.
Vai trò của kích thích buồng trứng trong điều trị hiếm muộn
Bình thường mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có rất nhiều nang trứng đi vào tiến trình chiêu mộ. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một nang noãn trong buồng trứng phát triển phát triển vượt trội và rụng xuống. Các nang còn lại sẽ bị thoái hóa.
Khi giao hợp, noãn nếu gặp được tinh trùng sẽ hình thành phôi thai. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, khả năng một phôi làm tổ và phát triển tiếp tục chỉ khoảng 5% đến 20%. Tùy theo độ tuổi của người phụ nữ.
Kích trứng chính là một trong những yếu tố chính quyết định tỷ lệ thành công của các ca IVF. Sử dụng thuốc kích trứng nhằm tăng khả năng thành công khi điều trị hiếm muộn. Với mục đích làm tăng nội tiết tố trong cơ thể để thu được nhiều nang noãn trưởng thành. Từ đó giúp tăng khả năng tinh trùng gặp trứng, tỷ lệ phôi thai hình thành cũng tăng lên.
Tiêm thuốc kích trứng có hại không?
Một số biểu hiện có thể gặp sau khi tiêm thuốc kích trứng
Thuốc kích thích buồng trứng sẽ được tiêm bắt đầu từ ngày thứ 2 đến khoảng ngày thứ 11 của chu kỳ kinh. Đến khoảng ngày thứ 13 của chu kỳ kinh, người vợ được hẹn để tiến hành chọc trứng.
Trong suốt thời gian tiêm kích trứng (khoảng 2 tuần), người vợ sẽ được hẹn thăm khám (gồm siêu âm, xét nghiệm và khám tiền mê) vào các ngày thứ 6 – thứ 8 – thứ 10 dùng thuốc để được bác sĩ theo dõi sự phát triển của trứng/nang noãn.
Trong thời gian này, nhất là những ngày tiêm cuối, bệnh nhân có thể cảm thấy trì nặng ở vùng bụng dưới, hai bầu ngực căng tức, có thể đi kèm triệu chứng buồn nôn. Tuy nhiên, các triệu chứng kể trên chỉ là tác dụng phụ của thuốc. Bệnh nhân không cần quá lo lắng. Chỉ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị sẽ dễ dàng vượt qua.
Tiêm thuốc kích trứng có hại không?
Đây là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi điều trị hiếm muộn. Đặc biệt là những trường hợp phải kích trứng nhiều lần. Dưới đây là một số nguy cơ có thể gặp phải khi tiêm kích trứng:
- Hội chứng quá kích buồng trứng: Được xem là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất sau khi tiêm kích trứng mà người phụ nữ có thể gặp phải. Những đối tượng dễ gặp tình trạng này nhất là những người bị hội chứng buồng trứng đa nang. Khi buồng trứng bị quá kích có thể xảy ra căng tức ổ bụng, ổ bụng chứa nhiều dịch, gây đau… Tại Viện Mô phôi, kiểm soát quá kích buồng trứng được thực hiện rất tốt.
- Xoắn buồng trứng. Là một tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm thuốc kích trứng. Buồng trứng sau khi tiếp xúc với thuốc sẽ to lên. Từ đó dẫn đến tình trạng xoay và cuối cùng gây xoắn buồng trứng. Xoắn buồng trứng có thể gây tắc các mạch máu nuôi buồng trứng và hoại tử buồng trứng, gây đau bụng dữ dội và đây cũng được xem là một tình trạng cấp cứu cần điều xử trí ngay lập tức.
- Không đáp ứng với thuốc. Trường hợp này khá hiếm gặp. Lúc này, bác sĩ có thể điều chỉnh lại liều lượng hoặc phải hủy chu kỳ này và thực hiện lại một chu kỳ kích trứng khác.
- Đa thai: điều này dễ xảy ra với phương pháp IUI khi có nhiều nang cùng phát triển.
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10