Đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn, một đứa trẻ chào đời là niềm vui tột cùng. Thế nhưng trong hành trình đó sẽ có rất nhiều nỗi lo. Mỗi một giai đoạn sẽ có những lo lắng riêng. Sau khi chuyển phôi thành công, quá trình chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu cũng nhiều vất vả. Nhất là việc nghiêm chỉnh thực hiện y lệnh của bác sĩ. Một trong những vấn đề khá thường gặp đối với thai kỳ giai đoạn đầu là tụ dịch màng nuôi. Đây cũng là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bầu. Vậy tụ dịch màng nuôi nên làm gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
🍀Ngày 23/06/2023: Khám hiếm muộn nữ hết bao nhiêu tiền?
🍀Ngày 22/06/2023: Suy buồng trứng gây ảnh hưởng gì?
🍀Ngày 21/062023: Viêm niêm mạc tử cung là gì?
🍀Ngày 20/06/2023: Cần làm gì khi kinh nguyệt ra nhiều?
1. Nguyên nhân gây ra tụ dịch màng nuôi là gì?
Tụ dịch màng nuôi là gì?
Tụ dịch màng nuôi là hiện tượng xuất hiện máu tụ dưới lớp màng bên ngoài túi thai, ở khu vực giữa nhau thai và tử cung. Tụ dịch dưới màng nuôi bao gồm tụ dịch dưới màng nuôi sinh lý và tụ dịch bệnh lý.
Tụ dịch dưới màng nuôi sinh lý
Thường gặp ở 1 – 2 tuần đầu khi thai mới làm tổ trong buồng tử cung. Thời kỳ này khi siêu âm túi thai tương đương khoảng 4-6 tuần, có ít dịch dưới màng nuôi, tuy nhiên, tính chất dịch thường trong, sản phụ thường không có triệu chứng đau bụng hay ra máu âm đạo và không cần điều trị sẽ tự khỏi.
Tụ dịch màng nuôi bệnh lý
Tụ dịch màng nuôi bệnh lý là hậu quả của sự bong mép bánh nhau hay vỡ các xoang mạch ở rìa mép bánh rau, hình thành một vùng máu tụ giữa lớp màng nuôi và cơ tử cung chiếm khoảng 3% ở 3 tháng đầu thai kỳ trong tổng số phụ nữ có thai. Những cục máu này có thể gây nguy hiểm khi chúng lớn dần, làm túi thai tách khỏi thành tử cung và có thể gây sảy thai.
Dấu hiệu tụ dịch màng nuôi
Tụ dịch màng nuôi thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai nhi với dấu hiệu đau bụng, chảy máu âm đạo, dịch âm đạo bất thường, xuất hiện với màu nâu, màu hồng nhạt. Trong một số trường hợp tụ dịch được phát hiện tình cờ qua siêu âm mà không có ra máu hay đau bụng.
Nguyên nhân gây ra tụ dịch màng nuôi
Thai phụ có thể gặp phải hiện tượng tụ dịch màng nuôi bởi các nguyên nhân như:
- Nội tiết kém, lớn tuổi khi mang thai
- Do sang chấn, vận động hoặc lao động nặng khi có thai 3 tháng đầu
- Một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
2. Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không?
Thông thường tụ dịch màng nuôi xảy ra khi mới mang thai sẽ không nguy hiểm và thường không gây chảy máu. Nếu bạn bị ra máu ít, lốm đốm trong vài tuần đầu thường đó là máu báo thai.
Nhưng nếu ra máu nhiều và phát hiện muộn có thể sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng tụ dịch màng nuôi bệnh lý nếu không được điều trị tiên lượng có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cũng như tăng nguy cơ đẻ non, rau bong non và vỡ ối non.
Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào bị tụ dịch màng nuôi cũng xảy ra rủi ro như sảy thai. Các biến chứng nguy hiểm trên chỉ nguy cơ cao khi mẹ bầu có tiền sử sảy thai, mang đa thai hoặc dị tật tử cung.
3. Tụ dịch màng nuôi nên làm gì?
Tùy từng trường hợp tụ dịch màng nuôi, thai phụ sẽ cần điều trị bằng tiêm hoặc uống thuốc nội tiết kết hợp với giảm co theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu kèm theo triệu chứng đau bụng hoặc ra máu âm đạo, cần thăm khám bác sĩ ngay. Mẹ bầu cũng cần tăng cường bổ sung nước cùng với hoa quả và rau củ để dễ tiêu, tốt cho sức khỏe.
Cần hạn chế đi lại, vận động nhiều hay là mang vác vật nặng trong giai đoạn này cũng như trong suốt thời gian mang thai. Trường hợp bị tụ dịch màng nuôi, mẹ nên xin nghỉ làm ở nhà nghỉ ngơi khoảng một vài tuần. Nó giúp mẹ đảm bảo sức khỏe, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11
Xét nghiệm AMH có cần nhịn ăn sáng không?
AMH là chỉ số nội tiết rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh ...
Th11