Vô sinh nam hiện nay đang ngày càng gia tăng. Đây là một thực trạng đáng báo động từ thực tế khám tại Viện Mô phôi. Điều nguy hiểm là vô sinh nam thường không có biểu hiện gì đặc trưng. Chỉ khi bệnh nhân muộn con, đi khám và thực hiện các xét nghiệm mới xác định vô sinh. Khi đó, việc điều trị càng trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Vô sinh nam thường liên quan đến nguyên nhân chắt lượng tinh trùng kém, thậm chí vô tinh. Hơn 22 năm qua, Viện Mô phôi luôn đi đầu trong các kỹ thuật thu tinh trùng. Từ đó đến nay, đã giúp hàng ngàn nam giới được làm cha chính chủ.
👉Ngày 01/08/2023: Cường giáp có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản ở nữ giới?
👉Ngày 01/08/2023: Có nên chuyển nhiều phôi?
👉Ngày 31/07/2023: Trữ đông phôi có ảnh hưởng chất lượng phôi không?
👉Ngày 28/07/2023: Quy trình tiêm kích trứng trong IVF
👉Ngày 17/01/2023: Tinh hoàn lạc chỗ và những biến chứng
👉Ngày 21/07/2023: Xuất tinh sớm nên kiêng ăn gì?
Viện Mô phôi đi đầu trong các kỹ thuật thu tinh trùng
Vô tinh là tình trạng không có tinh trùng trong mẫu xuất tinh, được xác định sau khi quay ly tâm mẫu ít nhất 2 lần trong khoảng thời gian cách nhau 1 tháng. Tỷ lệ vô tinh ghi nhận xấp xỉ 1% ở nam giới, và chiếm khoảng 10 – 15% nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.
Vô tinh có mấy nhóm?
Vô tinh hiện nay được chia thành hai nhóm: vô tinh do tắc và vô tinh không do tắc
- Vô tinh do tắc là trường hợp tinh hoàn có thể sinh tinh bình thường, thể tích tinh hoàn và xét nghiệm nội tiết (FSH) trong giới hạn bình thường.
- Vô tinh không do tắc vô tinh không do tắc là tình trạng quá trình sinh tinh gặp tổn thương hoặc đình trệ. Bệnh nhân bị tình trạng này thường do bất thường di truyền, suy sinh dục…
Kỹ thuật thu tinh trùng là gì?
Kỹ thuật thu tinh trùng là phương pháp lấy tinh trùng thông qua vị trí mào tinh hoàn hoặc tinh hoàn. Các kỹ thuật này được chỉ định cho các trường hợp người nam không có tinh trùng trong tinh dịch. Nhưng tinh hoàn vẫn có khả năng tạo ra tinh trùng. Sau khi được thu nhận, tinh trùng có thể sử dụng để kết hợp ngay với noãn tạo phôi.
Những trường hợp nào được thực hiện các kỹ thuật thu tinh trùng?
- Những trường hợp nam giới có quá trình sinh tinh bình thường nhưng tinh trùng không thể xuất ra ngoài do tắc nghẽn
- Nam giói có quá trình sinh tinh bị tổn thương. Bệnh nhân bị tình trạng này thường do bất thường di truyền, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn ẩn, teo tinh hoàn, suy dịnh dục…
Mỗi nhóm bệnh nhân sẽ có các phương pháp thu nhận tinh trùng khác nhau cho phù hợp. Hiện nay tại Viện Mô phôi, chúng tôi thực hiện tất cả các kỹ thuật thu nhận tinh trùng cho nam giới vô tinh.
Các kỹ thuật thu tinh trùng hiện nay tại Viện Mô phôi
Các kỹ thuật thu nhận tinh trùng sẽ dựa vào nguyên nhân vô tinh của nam giới để được áp dụng. Kỹ thuật MESA, PESA được áp dụng với các trường hợp vô tinh do tắc. TESE, micro-TESE áp dụng cho các trường hợp vô tinh không do tắc.
Chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA)
(PESA – Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration) là thủ thuật lấy tinh trùng thông qua việc chọc hút từ mào tinh. Phục vụ cho việc thụ tinh với noãn bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Kỹ thuật này áp dụng cho các bệnh nhân bị vô sinh do không có tinh trùng nhưng quá trình sản xuất tinh trùng hoàn toàn bình thường, bao gồm cả trường hợp teo ống dẫn tinh, không có ống dẫn tinh bẩm sinh hai bên.
PESA là kỹ thuật ít xâm lấn, được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ. PESA với tỷ lệ thành công khoảng 65%. Đây là phương pháp đơn giản, có thể thực hiện nhiều lần. Mẫu tinh trùng thu được thường lẫn ít máu và xác tế bào. Do đó, những trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn nên lựa chọn phương pháp hút tinh trùng mào tinh qua da.
Kỹ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu (MESA)
MESA là phương pháp thu tinh trùng bằng phẫu thuật ở mào tinh, đầu tiên được áp dụng thành công ở những người không tinh trùng do bất sản hai ống dẫn tinh bẩm sinh. Với kỹ thuật này, tinh hoàn sẽ được bộc lộ và qua đó, tinh trùng từ các ống tuyến trong mào tinh sẽ được thu thập thông qua kính hiển vi hoặc kính lúp. Tỷ lệ thành công trong việc thu được tinh trùng bằng MESA thường từ 90% trở lên.
Kỹ thuật trích tinh trùng từ mô tinh hoàn (TESE)
TESE là kỹ thuật thu nhận tinh trùng bằng phẫu thuật mô tinh hoàn, nhằm ứng dụng cho trường hợp vô tinh không do tắc. TESE là một kỹ thuật xâm lấn. Chỉ định cho các trường hợp:
- Rối loạn sinh tinh,
- Suy tinh hoàn,
- Thay đổi giải phẫu tinh hoàn,
- Không thực hiện PESA được hoặc PESA chỉ có xác tinh trùng.
Khả năng thu được tinh trùng: tương đối thấp (từ 20% -45%).
Vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (micro-TESE)
Kỹ thuật này được xem là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay trong chuyên ngành Nam học. Năm 2010, Viện Mô phôi là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật này.
Micro-TESE được thực hiện trong phòng phẫu thuật với sự hỗ trợ của kính vi phẫu và phương pháp gây mê toàn thân. Quá trình vi phẫu thuật mất khoảng từ 1 – 4 giờ.
Micro-TESE là một phương pháp hiệu quả và an toàn để thu nhận tinh trùng từ những người đàn ông vô sinh do NOA (vô tinh không do tắc). Vô tinh không do tắc (NOA) là những trường hợp tinh hoàn bị tổn thương nặng về khả năng sinh tinh (trùng). Đa số các vùng không còn khả năng sinh tinh. Tuy nhiên, vẫn còn một vài vùng tổn thương nhẹ vẫn còn tế bào sinh tinh nên cơ hội làm cha vẫn còn hy vọng ở những trường hợp này. Micro-TESE được xem là “cứu cánh” cuối cùng để tìm tinh trùng cho những bệnh nhân vô tinh không tắc.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11