Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên tình trạng niêm mạc mỏng cản trở rất lớn hành trình làm mẹ của nhiều phụ nữ. Niêm mạc mỏng sẽ khiến phôi khó làm tổ và phát triển trong buồng tử cung. Khi niêm mạc có độ dày và hình thái phù hợp, quá trình làm tổ của phôi sẽ thuận lợi. Khi bệnh nhân được chỉ định chuyển phôi đông lạnh, niêm mạc tối ưu sẽ tăng khả năng thành công. Hiện nay, Viện Mô phôi đang triển khai một kỹ thuật mới giúp tỷ lệ thành công trên bệnh nhân hiếm muộn. Đó là “vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung.
Ngày 06/08/2024: Những mốc khám thai IVF mẹ bầu nên lưu ý.
Ngày 05/08/2024: Sữa đậu nành có làm nghiêm trọng hơn tình trạng buồng trứng đa nang?
Ngày 11/07/2024: Làm mẹ sau 15 năm mong con!
Ngày 05/08/2024: 5 dấu hiệu có thể bạn đã mang thai sau chuyển phôi.
Ngày 19/07/2024: Bệnh nhân lỗ ngoài tử cung bị chít hẹp chuyển phôi thành công!
Ngày 18/07/2024: PGT-M giúp bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Vai trò của niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng với quá trình thụ thai và bảo vệ thai ở nữ giới.
Mỗi tháng, dưới ảnh hưởng của các hormone nội tiết, lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn. Đây là sự chuẩn bị cho cơ thể nếu diễn ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.
Khi trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi thai, lớp niêm mạc tại tử cung dày lên, đóng vai trò đặc biệt với tên gọi là “màng rụng” thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phôi thai, nhau thai phát triển bình thường.
Trong trường hợp không có sự thụ tinh diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ tự bong, gây hiện tượng hành kinh. Sau khi hành kinh kết thúc, lớp niêm mạc tiếp tục được tái tạo và dày trở lại.
Mối tương quan giữa độ dày niêm mạc và khả năng thụ thai
Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Niêm mạc tử cung mỏng có dấu hiệu gì?
Niêm mạc tử cung mỏng là tình trạng mà độ dày niêm mạc không tốt. Độ dày nằm dưới ngưỡng bình thường của nội mạc tử cung trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Đây là tình trạng ảnh hưởng khá lớn đến khả năng sinh sản của phái nữ.
Nguyên nhân dẫn đến niêm mạc tử cung mỏng
Có nhiều nguyên nhân khiến cho niêm mạc tử cung mỏng như:
- Do chị em có nồng độ estrogen trong cơ thể thấp. Toàn bộ chu kỳ kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào lượng estrogen. Phụ nữ kinh nguyệt không đều thường có lớp tử cung mỏng do nồng độ estrogen thấp. Lượng estrogen sẽ giảm theo thời gian và đó lý do những phụ nữ trên 40 thường khó mang thai hoặc giữ thai.
- Lối sống ít vận động, không có sự luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên ở một số chị em phụ nữ cũng có thể là nguyên nhân khiến niêm mạc tử cung mỏng hơn.
- Do mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung.
- Do mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm vùng chậu.
- Hậu quả của việc nạo phá thai: Lớp niêm mạc tử cung sẽ bị mỏng đi một chút sau mỗi lần nạo, phá thai.
- Lạm dụng thuốc tránh thai, nhất là các loại tránh thai khẩn cấp.
Dấu hiệu
Biểu hiện niêm mạc tử cung mỏng:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều
- Đau bụng kinh dữ dội khi đến ngày hành kinh
- Lượng máu kinh ra ít: <2 ngày.
- Không có thai dù quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai.
- Bạn có tiền sử can thiệp vào buồng tử cung như nạo hút buồng tử cung vì bất kỳ lý do nào khác hoặc sinh non;
Nếu bạn đang có một trong những dấu hiệu trên cần đến thăm khám sớm với bác sĩ để được kiểm tra về tình trạng sức khỏe sinh sản của mình. Nếu được chẩn đoán niêm mạc mỏng, bác sĩ sẽ có những phương án điều trị phù hợp với bạn.
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Những năm gần đây, Viện Mô phôi triển khai kỹ thuật mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung. Đó chính là bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân cho bệnh nhân.
Theo chia sẻ của Đại tá.TS.BS Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội:
Tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội đã ứng dụng phương pháp PRP hơn 4 năm. Phương pháp thực sự có hiệu quả và được chúng tôi ứng dụng chủ yếu trên 2 nhóm bệnh nhân:
Nhóm bệnh nhân chuyển phôi thất bại nhiều lần
Nhóm bệnh nhân có niêm mạc mỏng
Ngoài ra PRP có thể được ứng dụng điều trị với bệnh nhân viêm niêm mạc tử cung mãn tính. Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân có lượng tiểu cầu nhiều gấp 2-10 lần so với huyết tương bình thường.
Huyết tương này thu được thông qua quá trình lấy máu tự thân của bệnh nhân. Nhân viên của Viện sẽ xử lý mẫu máu, quay ly tâm và thu được PRP. PRP thúc đẩy việc loại bỏ các mô bị thoái hóa, kích thích sự tái tạo mô.
Bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân được xem như tia hy vọng cho những phụ nữ hiếm muộn. Đặc biệt là những trường hợp đã trải qua nhiều chu kỳ IVF thất bại.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11