Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), chia thành 23 cặp. Trong đó có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính. Trong đó, ở nam giới có bộ NST là 46XY, ở nữ giới là 46XX. Vì vậy, bất kỳ một sự bất thường nào về NST thường hay NST giới tính đều gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người. Những bất thường này hiện nay đều chưa thể điều trị triệt để mà chỉ có biện pháp hỗ trợ. Do đó, tầm soát sức khoẻ trước khi mang thai là điều rất cần thiết. Vậy bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Ngày 15/04/2024: PGS.TS Trịnh Thế Sơn kết thúc chuyến công tác tại Hàn Quốc
Ngày 24/05/2023: Cần kiêng xuất tinh mấy ngày trước khi làm tinh dịch đồ?
Ngày 20/05/2023: Hội chứng Down có thể điều trị được không?
Ngày 02/04/2024: Viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ra nguy cơ gì?
Ngày 01/04/2024: Trước khi chuyển phôi có nên quan hệ vợ chồng không?
Bất thường nhiễm sắc thể là gì?
Bất thường nhiễm sắc thể là sự biến đổi hình thái hoặc số lượng một hay nhiều nhiễm sắc thể, xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể giới tính hoặc cả hai.
Bất thường NST được chia làm 2 dạng chính là bất thường số lượng (thêm, bớt) và bất thường cấu trúc (lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn, mất đoạn, NST vòng…). Phần lớn các bất thường xuất hiện ngay trong các tế bào sinh dục của cơ thể bố hoặc mẹ, nhưng cũng có những trường hợp gây ra do di truyền từ thế hệ trước.
Bất thường số lượng NST
Thể lệch bội là kết quả của sự không phân ly trong quá trình phân bào. Trong đó cặp NST tương đồng di chuyển đến cùng một tế bào con. Vì vậy trứng được thụ tinh sẽ nhận được một hoặc ba bản sao của NST thay vì hai bản thông thường. Do chúng liên quan đến nhiều gen, làm thay đổi cân bằng bộ gen bình thường nên hầu hết các rối loạn số lượng NST đều gây chết phôi, đặc biệt là mất NST.
Bất thường số lượng NST bao gồm bất thường ở NST thường và bất thường ở NST giới tính.
Bất thường cấu trúc NST
Bất thường cấu trúc NST là kết quả của sự đứt gãy và nối lại không chính xác của các đoạn NST. Một loạt các bất thường cấu trúc NST dẫn đến bệnh lý. Một số bất thường cấu trúc NST như chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn.
Làm cách nào để phát hiện bất thường nhiễm sắc thể?
Để phát hiện ra bất thường NST của một người, nhiễm sắc thể đồ sẽ được thực hiện.
Nhiễm sắc thể đồ là phương pháp phân tích bộ NST của một người trong một tế bào cơ thể. Phương pháp này nhằm tìm kiếm và phát hiện những bất thường NST về:
- Số lượng
- Cấu trúc như: đa bội, thiểu bội, mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn…
Karyotype được tiến hành bằng cách nuôi cấy tế bào mẫu thu được trong môi trường đặc biệt. Sau khoảng thời gian thích hợp sẽ tiến hành thu hoạch, nhuộm đặc trưng, khảo sát bằng kính hiển vi có độ phóng đại lớn.
Karyotype được chỉ định xét nghiệm cho tất cả các đối tượng nghi ngờ bị rối loạn di truyền, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần, vô sinh – hiếm muộn, sảy thai liên tiếp…
- Những cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai hoặc thai lưu nhiều lần.
- Những bệnh nhân có bất thường về kiểu hình nghi ngờ liên quan đến di truyền.
- Mẫu nước ối và gai nhau để kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể của thai.
- Xác định giới tính của một người bằng cách kiểm tra sự hiện diện của nhiễm sắc thể Y. Điều này có thể được thực hiện khi giới tính của trẻ sơ sinh không rõ ràng
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Bất thường NST làm tăng nguy cơ sảy thai khi mang thai, sảy thai liên tiếp (sảy thai từ hai lần trở lên). Ảnh hưởng từ 2% đến 5% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản.
- Bất thường NST là nguyên nhân chính dẫn đến sảy thai sớm ở quý đầu thai kỳ (50% đến 60%). Tần suất sảy thai liên tiếp ở những trường hợp mang chuyển đoạn cân bằng cho nhận là 83,8%. Với số lần sảy thai trung bình 2,8 lần, cao hơn rất nhiều so với nhóm không có bất thường.
- Các bất thường về đột biến chuyển đoạn cân bằng cấu trúc NST xuất hiện với tần suất 4,8% ở nhóm 2 lần sảy thai và 5,7% ở nhóm 3 lần sảy thai liên tiếp. Vì vậy, đối với những trường hợp sảy thai, sảy thai liên tiếp có bất thường di truyền NST nên được tư vấn các biện pháp điều trị hỗ trợ sinh sản để giảm nguy cơ sảy thai ở lần mang thai tiếp theo.
- Bất thường số lượng NST như hội chứng Klinefelter do thừa một NST X ở người nam,
- Hội chứng Turner do thiếu một NST X ở người nữ đều dẫn đến giảm khả năng sinh sản. Klinefelter gây giảm sản xuất tinh trùng, giảm hormone sinh dục nam, không có tinh trùng ở người nam. Trong khi đó Turner gây ra các biểu hiện như kinh nguyệt không đều, không có kinh, giảm dự trữ buồng trứng ở người nữ.
Cần làm gì khi bị bất thường nhiễm sắc thể?
Nếu như trước đây khi khoa học chưa phát triển thì rất nhiều trường hợp sinh con ra mới biết con bị bất thường, không can thiệp sớm. Tuy nhiên với sự phát triển vượt bậc của di truyền học có thể can thiệp từ rất sớm. Đó là thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp sinh thiết phôi PGT. Các phương pháp này sẽ giúp loại ỏ các phôi bất thường ở giai đoạn sớm. Chỉ giữ lại những phôi hoàn toàn bình thường để chuyển vào tử cung của mẹ.
Hiện nay có 3 nhóm PGT: PGT-M (bệnh lý di truyền đơn gen), PGT-A và PGT-SR. Bệnh nhân sẽ được chỉ định PGT-SR hoặc PGT-A tuỳ từng trường hợp.
Tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, quá trình sinh thiết phôi sẽ được thực hiện khi phôi đã nuôi đến giai đoạn phôi nang.
Quy trình sinh thiết phôi:
- Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi phôi đến giai đoạn phôi nang. Bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết phôi nang bằng cách lấy từ 3 – 5 tế bào của phôi. Phôi nang có khoảng 200 tế bào nên việc sinh thiết này không làm ảnh hưởng đến chất lượng phôi. Sau đó, phôi này được đông lạnh.
- Sau đó, mẫu sinh thiết sẽ được đem tới phòng xét nghiệm di truyền để xác định các bất thường trong bộ nhiễm sắc thể của phôi nếu có. Quá trình này mất ít nhất một tuần.
- Khi bác sĩ đã xác định phôi không có vấn đề về mặt di truyền, phôi sẽ được chọn chuyển vào tử cung và chờ phôi làm tổ. Sau khoảng 12 ngày kiểm tra người mẹ đã mang thai hay chưa bằng xét nghiệm beta hCG.
Bài viết liên quan
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12
Niêm mạc tử cung quá dày cần làm gì?
Niêm mạc tử cung là yếu tố quan trọng trong việc làm tổ và phát ...
Th12