Bạn đã nghe về hội chứng Noonan?

Hội chứng Noonan

Sinh con khoẻ mạnh là mong ước của bất kỳ thai phụ nào. Thế nhưng không phải thai kỳ nào cũng thuận lợi và cán đích trọn vẹn. Bệnh lý di truyền là một trong những nỗi lo lắng của các cặp vợ chồng. Hiện nay, với sự phát triển của di truyền học và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã giúp loại bỏ những phôi bất thường, giúp sinh ra em bé khoẻ mạnh. Trong những rối loạn di truyền đó, có hội chứng Noonan. Vậy hội chứng Noonan là gì? Dưới đây là một số thông tin quan trọng về hội chứng này.

Hội chứng Noonan là gì?

Hội chứng Noonan (NS) là rối loạn di truyền trên nhiễm sắc thể thường, xuất hiện ở trẻ từ khi sinh ra hay gặp với nhiều bất thường bẩm sinh; đặc trưng bởi:

  • Bệnh tim bẩm sinh,
  • Tầm vóc thấp,
  • Cổ rộng và có màng,
  • Dị dạng xương ức,
  • Chậm phát triển ở các mức độ khác nhau,
  • Tinh hoàn lạc chỗ,
  • Xu hướng tăng chảy máu

Và các đặc điểm trên khuôn mặt phát triển theo tuổi.

✴️✴️✴️✴️ Trisomy 13 là gì?

✴️✴️✴️✴️ Tụ dịch màng nuôi nên làm gì?

Hoi chung noonan la gi nguyen nhan trieu chung va cach dieu tri 3 adb74ff227.jpg
Trẻ mác hội chứng Noonan có khuôn mặt đặc trưng.

Nguyên nhân

Hội chứng Noonan di truyền theo kiểu trội. Điều này đồng nghĩa với việc cha hoặc mẹ mắc hội chứng Noonan mỗi người con có 50% nguy cơ di truyền đột biến này.

NS xuất hiện là do một loại đột biến di truyền có thể xảy ra trên nhiều gen. Cho đến nay có 14 gen đã được ghi nhận có liên quan đến hội chứng Noonan như: gen PTPN11, SOS1, SOS2, RAF1, KRAS, NRAS, BRAF, SHOC2, CBL, RIT1, MEK1, RRAS, PPP1CB và LZTR1. Hầu hết đột biến của các gen này dẫn đến bất thường tín hiệu RAS-MaPK.

Gen RAS bao gồm KRAS, NRAS và HRAS chịu trách nhiệm đảm bảo các thông báo này. Đường dẫn tín hiệu RAS-MAPK có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý của cơ thể như chịu trách nhiệm của cho tăng trưởng, hormone… Nó còn là một trong những đường dẫn tín hiệu quan trọng của tế bào. Giúp tăng sinh, biệt hóa tế bào, tự chết của tế bào…

Khi các gen trên đột biến, bất thường tín hiệu RAS-MaPK khiến cho protein được sản xuất liên tục, quá trình phát triển và phân chia của tế bào bất thường gây ra hội chứng Noonan.

Sự xuất hiện của các đột biến mới de novo cũng được ghi nhận là nguyên nhân gây ra hội chứng này. Đây là đột biến mới nguy hiểm, khó lường trước và khó chẩn đoán dẫn đến nhiều rối loạn di truyền khác nhau, không chỉ hội chứng Noonan. Theo Dịch vụ Quốc gia Anh (NHS), nếu một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa trẻ mắc hội chứng Noonan (do đột biến de novo) thì tỷ lệ các con khác mắc hội chứng này thường rất thấp.

Cơ chế di truyền

NS được di truyền theo kiểu trội. Vì vậy, cần đột biến trên một bản sao của gen trong mỗi tế bào là đủ để gây bệnh. Khi một người mang đột biến trội sinh con, mỗi người con có 50% khả năng kế thừa đột biến đó.

Trong một số trường hợp khác, đột biến xảy ra lần đầu tiên ở một người không có tiền sử gia đình mắc bệnh được gọi là đột biến de novo.

Chẩn đoán bệnh

  • Hội chứng Noonan có thể được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của người bệnh.
  • Xét nghiệm di truyền để biết được các biểu hiện của hội chứng. Xác định có phải do đột biến gen hay không và do đột biến nào gây ra. Bốn gen gồm PTPN11, SOS1, RAF1 và KRAS được biết có liên quan đến hội chứng Noonan.
  • Có thể chẩn đoán trước sinh khi cha/mẹ mắc bệnh và có đột biến đã biết. Sự hiện diện của đa ối, độ mờ da gáy dày và nang bạch huyết vùng cổ trên siêu âm tiền sản có thể cung cấp các gợi ý quan trọng cho chẩn đoán.

Hội chứng Noonan gây ra những vấn đề sức khoẻ nào?

  • Nam giới mắc hội chứng Noonan có thể bị tinh hoàn ẩn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thậm chí có thể gây ra nguy cơ  vô sinh ở nam giới.
  • Các bất thường về tai như điếc bẩm sinh,
  • Trẻ gặp các vấn đề về ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ,
  • Hẹp động mạch phổi và bệnh cơ tim phì đại là những tình trạng nguy hiểm,

Tư vấn di truyền để tầm soát hội chứng Noonan

Hội chứng Noonan do các biến thể gây bệnh trên các gen BRAF, KRAS, MAP2K1, MRAS, NRAS, PTPN11, RAF1, RASA2, RIT1, RRAS2, SOS1, SOS2 và PPP1CB di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, riêng do biến thể gây bệnh của gen LZTR1 có thể di truyền trội hoặc di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường.

Đối với nhóm gen di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường:

30%-75% các trường hợp mắc hội chứng Noonan có cha/ mẹ bị bệnh. Ngoài ra là do các đột biến mới de novo. Tuổi cha cao được chứng minh là có liên quan đến với các biến thể gây bệnh của hội chứng này. Nếu cha và mẹ xét nghiệm không có đột biến gen gây bệnh (thai/trẻ mắc bệnh mang đột biến de novo) thì tỷ lệ có con lần sau mang đột biến gen tăng khoảng 1-2%, do thể khảm khu trú tế bào sinh dục cần sàng lọc hoặc chẩn đoán trước sinh. Nếu cha/ mẹ mắc bệnh, khả năng di truyền cho mỗi đứa con là 50%.

Đối với nhóm di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường

Nếu cha và mẹ đều mang một biến thể dị hợp tử gây bệnh trên gen LZTR1, khả năng di truyền cho mỗi đứa con là 25%. Người mang đột biến dị hợp có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ.

Thời điểm tối ưu để xác định nguy cơ di truyền và thảo luận về khả năng thực hiện xét nghiệm trước sinh/tiền làm tổ là trước khi mang thai.

 
497799663 1233116528479202 2752467926510055240 n
Đột biến gen mới de novo được chứng minh có liên quan đến độ tuổi của người cha.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status