Tử cung, vòi trứng là những cơ quan quan trọng trọng hệ thống sinh sản của nữ giới. Tử cung là nơi trứng đã được thụ tinh làm tổ và nuôi dưỡng thai nhi. Vòi trứng là nơi hứng noãn rụng khi trưởng thành và là nơi trứng và tinh trùng gặp nhau. Khi tử cung và vòi trứng gặp vấn đề, quá trình thụ thai sẽ khó khăn hơn. Thậm chí, không thể thụ thai tự nhiên nếu hai vòi trứng bị tắc hoặc ứ dịch. Vậy những ai nên thực hiện chụp X-quang tử cung vòi trứng? Bài viết dưới đây xin cung cấp một số thông tin để bệnh nhân nắm rõ.
1️⃣Ngày 27/11/2023: Chưa quan hệ tình dục có mắc viêm lộ tuyến không?
2️⃣Ngày 24/11/2023: Liệu có loại thuốc nào có thể chữa khỏi đa nang buồng trứng không?
3️⃣Ngày 27/11/2023: Điều trị thành công cho bệnh nhân tụ dịch vết mổ đẻ
4️⃣Ngày 30/11/2023: Thuốc đặt Cyclogest trong điều trị hiếm muộn
5️⃣Ngày 29/11/2023: Tác dụng của thuốc nội tiết sau chuyển phôi là gì?
6️⃣Ngày 28/11/2023: Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Ai nên thực hiện chụp X-quang tử cung vòi trứng?
Chụp tử cung vòi trứng được viết tắt là HSG (Hysterosalpingography) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X nhằm khảo sát lòng tử cung và hai vòi trứng sau khi bơm thuốc cản quang qua ống cổ tử cung.
Chụp X-quang tử cung vòi trứng vào thời điểm nào?
Chụp tử cung thường được thực hiện sau sạch kinh 3-5 ngày. Thường ngày thứ 7 đến ngày thứ 12 của chu kỳ kinh nguyệt. Việc này đảm bảo bạn không mang thai, đồng thời giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình thực hiện kỹ thuật.
Một số chống chỉ định của chụp tử cung vòi trứng:
- Đang mang thai.
- Đang bị viêm nhiễm phần phụ.
- Đang có kinh hoặc đang rong huyết.
Ai nên thực hiện chụp?
Chụp tử cung vòi trứng được hiện theo sự chỉ định của bác sỹ sản khoa – HTSS, khi bệnh nhân gặp khó khăn để thụ thai hoặc gặp các vấn đề trong thai kỳ như sảy thai tự nhiên nhiều lần nhằm chẩn đoán nguyên nhân vô sinh.
Một số nguyên nhân gây vô sinh chủ yếu được phát hiện bởi kỹ thuật này bao gồm:
- Nghi ngờ tắc nghẽn ống dẫn trứng do nhiễm trùng hoặc sẹo.
- Thắt ống dẫn trứng.
- Mở lại ống dẫn trứng sau khi triệt sản (thắt ống dẫn trứng) hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng do bệnh lý.
- Để tìm nguyên nhân trong trường hợp sảy thai liên tiếp.
- Đánh giá các dị dạng bẩm sinh hoặc mắc phải của tử cung như: polyp nội mạc tử cung, dính tử cung do viêm nhiễm hoặc do thuốc.
Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi chụp?
- Ngưng uống các loại thuốc có chất cản quang trong 5 ngày trước.
- Bệnh nhân được uống thuốc giảm đau, giãn cơ trước chụp khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.
- Để ngăn ngừa nhiễm trùng bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh trước hoặc sau khi chụp.
- Đối với một số bệnh nhân quá lo lắng, các bác sĩ có thể sẽ kê thêm một toa thuốc an thần giúp thư giãn hơn.
- Bệnh nhân cần đi tiểu trước khi chụp.
Quá trình thực hiện chụp tử cung vòi trứng diễn ra như thế nào?
- Bước 1: Bệnh nhân sẽ nằm lên bàn chụp theo tư thế sản khoa.
- Bước 2: Nhân viên y tế sẽ sát khuẩn âm hộ, đưa dụng cụ khám (mỏ vịt) vào âm đạo để quan sát cổ tử cung. Sát khuẩn âm đạo, cổ tử cung. Sau đó cố định ống thông và bơm thuốc cản quang theo ống thông vào buồng tử cung.
- Bước 3: Chụp các phim đánh giá tử cung và vòi trứng.
- Bước 4: Tháo bỏ dụng cụ.
- Bước 5: Chụp thêm phim Cotte đánh giá lưu thông vòi trứng sau 10 – 15 phút và kết thúc quá trình chụp.
Cần lưu ý gì sau khi chụp tử cung vòi trứng?
Thuốc cản quang có thể rỉ ra từ âm đạo, thuốc có độ nhớt cao nên sẽ hơi khó chịu. Bệnh nhân có thể dùng băng vệ sinh hằng ngày để hạn chế sự khó chịu này.
Nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 30 – 45 phút để nhân viên y tế theo dõi.
Cần uống thuốc đúng theo đơn của bác sỹ (nếu có).
Hầu hết mọi người có thể tự lái xe về nhà sau khi chụp. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân có thể cảm thấy không khỏe sau khi chụp, vì vậy bệnh nhân nên sắp xếp để người thân đưa về.
Tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, chụp X-quang tử cung vòi trứng là kỹ thuật có chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không nên lạm dụng chụp tử cung vòi trứng vì sẽ gây ra những nguy hiểm như:
- Chụp tử cung vòi trứng là một kỹ thuật xâm lấn, gây đau,
- HSG có nguy cơ gây viêm dính tử cung và vòi trứng sau chụp do đẩy ngược vi khuẩn vào ổ bụng (có trường hợp tắc và dính sau chụp).
- Khi chụp HSG không đúng chỉ định, bệnh nhân sẽ có nguy cơ nhiễm xạ do tia X tác động đến sức khỏe. Khi đó sẽ để lại những hậu quả như đảo lộn thói quen sinh hoạt, giảm chức năng sinh lý, suy giảm chức năng tủy xương, vô sinh, suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ ung thư…
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11