Chuyển phôi được xem là khâu cuối cùng trong điều trị IVF. Phôi sau khi được tạo thành sẽ được chuyển vào buồng tử cung của người mẹ. Có thể chuyển phôi tươi hoặc phôi trữ đông tuỳ vào từng trường hợp. Sau chuyển phôi, 100% bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc nội tiết. Vậy tác dụng của thuốc nội tiết sau chuyển phôi là gì?
Ngày 06/11/2023: Bác sĩ Đoàn Thị Hằng tham dự Hội thảo khoa học do HOSREM tổ chức
Ngày 03/11/2023: Sự làm tổ của phôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Ngày 06/11/2023: Cách phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Ngày 03/11/2023: Những trường hợp nào cần phải xin noãn hiến?
Ngày 02/11/2023: Di truyền tác động như thế nào đến vô sinh ở nữ giới?
Ngày 02/11/2023: Bệnh teo cơ tuỷ là gì?
Ngày 01/11/2023: Xét nghiệm NIPT là gì? Xét nghiệm NIPT chi phí bao nhiêu?
Khi nào bệnh nhân được chuyển phôi?
Đối với bệnh nhân chuyển phôi tươi, sau khi nuôi phôi lên ngày 3 hoặc phôi ngày 5 sẽ được chuyển phôi mà không cần chuẩn bị nội mạc tử cung.
Đối với trường hợp chuyển phôi đông lạnh, bệnh nhân cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung. Quá trình này bắt đầu từ ngày 2 chu kỳ kinh. Sẽ tuỳ từng phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung thời gian sẽ khác nhau, nhưng thường không quá 18 ngày.
Sau khi thấy nội mạc tử cung đã đủ độ dày cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành bổ sung progesterone và ấn định ngày chuyển phôi phù hợp với thời gian thuận lợi cho phôi bám vào tử cung và phát triển. Thời gian sử dụng progesterone tùy thuộc vào giai đoạn của phôi được chuyển. Ví dụ:
- Nếu chuyển phôi ngày 3, progesterone sẽ sử dụng 3 ngày trước khi chuyển phôi.
- Nếu chuyển phôi ngày 5, progesterone sẽ sử dụng 5 ngày trước khi chuyển phôi.
Tác dụng của thuốc nội tiết sau chuyển phôi
Nếu mang thai tự nhiên, sau khi phóng noãn, phần nang noãn còn lại sẽ biến đổi thành hoàng thể và bài tiết hormon hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi mang thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm, hoàng thể không bài tiết đủ lượng hormon này, do vậy cần bổ sung từ bên ngoài để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Nên bổ sung trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.
Đặt thuốc sau khi chuyển phôi thế nào cho đúng?
Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bạn cần đặt thuốc đúng cách vào trong âm đạo. Nếu việc đặt thuốc sau khi chuyển phôi khiến bạn lúng túng, có thể tham khảo cách đặt thuốc sau:
- Đầu tiên cần vệ sinh vùng kín thật sạch bằng nước ấm.
- Tiếp theo đưa thuốc vào cuối của dụng cụ đặt thuốc.
- Bạn có thể lựa chọn tư thế mình cảm thấy thoải mái nhất để đặt thuốc. Sau khi đã chọn tư thế phù hợp, các bạn đưa dụng cụ đặt thuốc vào âm đạo.
- Nhẹ nhàng đẩy pít tông để đưa thuốc vào trong. Sau đó, đưa dụng cụ đặt thuốc ra ngoài.
- Cuối cùng, bạn rửa lại tay sạch sẽ.
Các chuyên gia cũng cho biết, bạn có thể lựa chọn một trong hai tư thế sau để đặt thuốc:
- Tư thế nằm ngửa, đầu gối gập lại sao cho hai chân cách xa nhau.
- Tư thế đứng, hai chân cách xa nhau, đầu gối gập lại.
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9