Bác sĩ Trịnh Thế Sơn “Bàn tay vàng” trong điều trị hiếm muộn

z4683289255008 cc4608c8cf048a2b54fbc6aefb0780fd

Bác sĩ Trịnh Thế Sơn “Bàn tay vàng” trong điều trị hiếm muộn. Nhắc đến bác sĩ “mát tay” điều trị hiếm muộn, không thể không nhắc đến bác sĩ Trịnh Thế Sơn. Hiện nay, bác sĩ đang giữ cương vị Giám đốc Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội-Học viện Quân Y. Hơn 22 năm trong nghề, bác sĩ Sơn đã giúp hàng nghìn gia đình có được niềm vui trọn vẹn. Bài viết này sẽ giúp bệnh nhân hiểu hơn về công việc của một người lính mặc áo Blouse. Những người vẫn miệt mài đi tìm hạnh phúc cho biết bao gia đình mong con!

💁‍♀️Ngày 11/09/2023: Xét nghiệm beta hCG là xét nghiệm gì?

💁‍♀️Ngày 09/09/2023: Lịch khám bệnh từ ngày 11/09 đến ngày 17/09

💁‍♀️Ngày 11/09/2023: Bệnh tan máu bẩm sinh do nguyên nhân nào gây ra?

💁‍♀️Ngày 07/09/2023: Nguyên nhân gây tắc vòi trứng là gì?

💁‍♀️Ngày 07/09/2023: Quai bị có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

💁‍♀️Ngày 05/09/2023: Chuyển phôi ngày 3 tỷ lệ thành công cao không?

Hành trình “bén duyên” với điều trị vô sinh hiếm muộn

Khi được hỏi cơ duyên nào đưa bác sĩ đến với một chuyên ngành đặc thù như vô sinh hiếm muộn? Bác sĩ Sơn chia sẻ. “Thật khó cắt nghĩa đầy đủ lý do “người chọn nghề hay nghề chọn người”. Nhưng có hai dữ liệu liên quan đến nghề nghiệp của tôi hiện nay. Đó là bố mẹ tôi đều từng công tác trong Quân đội. Và ngày bé tôi rất hay bị ốm, vì thế lớn lên muốn trở thành bác sĩ!

  • Năm 1994, bác sĩ Trịnh Thế Sơn đã thi đỗ vào trường Học viện Quân Y
  • Năm 2001 bác sĩ đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ đa khoa hệ chính quy dài hạn. Và có đủ điều kiện để dự thi bác sĩ nội trú.
  • Năm 2011, bác sĩ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành mô phôi thai học với đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc và siêu cấu trúc tinh hoàn bệnh nhân vô tinh, đánh giá hiệu quả các phương pháp hỗ trợ sinh sản”.
  • Năm 2010 và 2016, bác sĩ Sơn đã được cử sang Đại học Munster (Đức) để học hỏi kỹ thuật tìm tinh trùng dưới kính vi phẫu (Micro-TESE). Anh nhận được rất nhiều sự mến mộ của các bác sĩ nước bạn vì sự cần cù và chăm chỉ. Anh đã được GS.Stefan Schlatt, Giám đốc Trung tâm Nam học và Y học sinh sản thuộc Đại học Munster (nơi soạn và phát hành hướng dẫn tinh dịch đồ của WHO 2010) và Tổng thư ký Hội nam học thế giới, Phó tổng Thư ký Hội Nam khoa châu Âu, Đại học Munster, một trong những người rất có kinh nghiệm trong Micro TESE trực tiếp truyền dạy.

Kể từ đó, bác sĩ Sơn luôn gắn liền với những ca khó trong vô sinh nam. Đặc biệt là các trường hợp vô tinh không do tắc, giúp các nam giới được làm cha “sinh học”.

Bác sĩ Trịnh Thế Sơn “Bàn tay vàng” trong điều trị hiếm muộn

Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân lớn tuổi với nguyên nhân vô sinh phức tạp đã điều trị thành công tại Viện Mô phôi. Trong đó, không thể không nhắc đến vai trò của bác sĩ Sơn trong quá trình điều trị. 

Nhiều trường hợp nam giới khi đi khám hiếm muộn được chẩn đoán vô tinh. Họ đã rất tuyệt vọng về khả năng làm cha của mình. Bởi lẽ tỷ lệ thụ thai tự nhiên ở những nam giới vô tinh gần như là không thể. 

Năm 2010, dưới sự tham gia của bác sĩ Sơn và ekip, ca mổ micro-TESE đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công. Năm 2012, em bé đầu tiên sinh ra từ kỹ thuật micro-TESE. Một bước tiến lớn của Viện Mô phôi nói chung. Và sự nghiệp ‘gieo mầm hạnh phúc” của bác sĩ Sơn nói riêng. Kể từ đó đến nay, kỹ thuật này đã và đang được triển khai thường quy tại Viện. Bên cạnh đó, Viện Mô phôi còn chuyển giao kỹ thuật hiện đại này cho các Trung tâm Hỗ trợ sinh sản khác.

 

308881801 383250904017903 8548218965960802104 n
Bác sĩ Trịnh Thế Sơn và anh Nguyễn Mạnh Cường (Hà Nội, mắc hội chứng Klinefelter), dưới sự điều trị của bác sĩ Sơn đã sinh con khoẻ mạnh.
307969700 383251030684557 396491320749153794 n
Hai bé khoẻ mạnh được sinh ra từ người cha mắc hội chứng Klinefelter điều trị thành công tại Viện.
325764294 532697698960430 2346458638541533973 n
Em bé khoẻ mạnh được sinh ra từ ông bố vô tinh, hiếm muộn 10 năm do bác sĩ Sơn trực tiếp điều trị.
327449043 880920136563750 9134845795183373828 n 2
Và còn rất rất nhiều trường hợp hiếm muộn lâu năm khác nữa…

Luôn phát triển không ngừng để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân…

Trong hơn 22 năm qua, Viện Mô phôi vẫn không ngừng phát triển. Đã có hàng ngàn em bé khoẻ mạnh chào đời mỗi năm. Thể hiện niềm tin và sự đồng hành của bệnh nhân hiếm muộn khắp nơi trên cả nước.

Khi nói về phương hướng phát triển của Viện trong thời gian tới, Bác sĩ Sơn chia sẻ. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phát triển kỹ thuật phát hiện nhiều gen hơn. Và nhiều kỹ thuật cao hơn. Như kỹ thuật chuyển nhân. Để từ đó giúp những trường hợp di truyền trong tế bào chất, có gen nằm trong tế bào chất, ti thể sinh con khoẻ mạnh không mang những gen đó. Ví dụ đặc trưng ở những bệnh tâm thần. Chúng tôi sẽ không ngừng phát triển ở những hướng tiếp theo để không chỉ những người vợ được thực hiện thiên chức làm mẹ mà còn sinh ra những em bé hoàn toàn khoẻ mạnh!”

Bác sĩ Sơn “bàn tay vàng” trong. điều trị hiếm muộn! Đó là câu cửa miệng mà hàng nghìn bệnh nhân đã từng điều trị tại Viện đặt cho vị bác sĩ này. Chúc bác sĩ luôn có thật nhiều sức khoẻ. Và cống hiến nhiều hơn nữa cho chuyên ngành vô sinh hiếm muộn và Nam học nước nhà. 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status