Vào ngày 10/11/2023, Bác sĩ Trịnh Thế Sơn tham dự Hội thảo Mức sinh thấp tại Việt Nam. Đây là Hội thảo do Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO) chủ trì. Hội thảo được phối hợp với Tổng cục Dân số-Kế hoạch hoá Gia đình, Bộ Y tế và Merck. Mức sinh thấp tác động trực tiếp, sâu sắc tới mọi lĩnh vực của mọt quốc gia. Tại Việt Nam, chúng ta đang đối mặt với mức sinh thấp không chỉ ở đô thị mà cả các vùng kinh tế khó khăn.
✅Ngày 14/08/2023: Nguyên nhân gây vô tinh không do tắc là gì?
✅Ngày 07/08/2023: Chọc hút noãn có đau không?
✅Ngày 26/07/2023: Nhiễm Chlamydia có vô sinh không?
✅Ngày 04/08/2023: Teo tinh hoàn có gây vô sinh không?
✅Ngày 18/07/2023: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung chi phí bao nhiêu?
✅Ngày 10/08/2023: Đảo đoạn quanh tâm NST số 9 có nguy hiểm không?
Việt Nam đang đối mặt với mức sinh thấp
Mức sinh đang có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, tỉnh, thành phố. Đặc biệt đã xuất hiện xu hướng mức sinh thấp. Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo “Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” do Hội Phụ sản Việt Nam phối hợp Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá Gia đình (Bộ Y tế) tổ chức ngày 10/11.
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng Việt Nam đang đối mặt với sự chênh lệch mức sinh đáng kể, tập trung ở Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung.
Các thập kỷ qua, mức giảm sinh tại Việt Nam diễn ra mạnh mẽ. Giảm từ 6,5 con/phụ nữ trong những năm 1960 xuống còn 2,05 vào năm 2020.
Với mức sinh như hiện nay, dân số Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên đỉnh điểm 107 triệu vào năm 2044, sau đó giảm dần và hạ xuống 72 triệu vào năm 2100. Mức sinh thấp đang góp phần đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số ở nước ta.
Tại TP HCM năm 2022, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 1,39 con/người. Mức sinh này tiếp tục giảm so với các năm trước đó. Như năm 2021 là 1,48 và năm 2020 là 1,53.
Hệ luỵ đáng lo từ mức sinh thấp
Mức sinh là một yếu tố cấu thành của dân s Dô vậy, những biến động của mức sinh, dù cao hay thấp đều có tác động trực tiếp đến quy mô, cơ cấu, phân bố dân số và sẽ gây bất lợi cho ổn định xã hội và phát triển đất nước.
Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như:
- Già hóa dân số nhanh,
- Thiếu hụt lao động,
- Ảnh hưởng đến an sinh xã hội…
Nguyên nhân khiến mức sinh thấp do xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻ ít, đẻ thưa ngày càng cao; tỷ lệ đô thị hóa tăng và phát triển kinh tế dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con…
Bác sĩ Trịnh Thế Sơn tham dự Hội thảo Mức sinh thấp tại Việt Nam
Vào ngày 10/11/2023, Bác sĩ Trịnh Thế Sơn tham dự Hội thảo Mức sinh thấp tại Việt Nam. Đây là Hội thảo do Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO) chủ trì. Hội thảo được phối hợp với Tổng cục Dân số-Kế hoạch hoá Gia đình, Bộ Y tế và Merck.
Tại Hội thảo lần này, đại diện Bộ Y tế cũng cho biết ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, với tỉ lệ khoảng 7,7% dân số. Trong số này, khoảng 50% là các cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30. Đặc biệt, tỉ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau 1 lần có thai) đang gia tăng đến 15-20% mỗi năm và chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng vô sinh.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 16/09 đến ngày 22/09!
Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?