Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Chè sâm bổ lượng là món khoái khẩu của nhiều chị em, loại này có vị thanh ngọt dễ ăn. Đặc biệt, thành phần của chè sâm bổ lượng chủ yếu là các thực phẩm cho tốt cho sức khỏe. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn sâm bổ lượng được không? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây.
I. Món sâm bổ lượng là gì?
Trước khi giải đáp bầu ăn sâm bổ lượng được không, chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét về món ăn này.
Sâm bổ lượng là món chè không còn quá xa lạ với nhiều người miền Nam. Món ăn này ngày càng được xuất hiện ở khắp mọi tỉnh thành. Thực chất, sâm bổ lượng là món ăn có xuất xứ từ Trung Quốc. Sau đó, được phát triển và bán ở nhiều nơi ở Việt Nam.
Về nguyên liệu, loại chè này chủ yếu bao gồm các nguyên liệu tốt cho sức khỏe. Mỗi nơi có cách chế biến khác nhau nhưng các nguyên liệu phổ biến gồm long nhãn, hạt sen, táo đỏ, đường phèn, khoai mài, ý dĩ, đá…
Các nguyên liệu này sẽ được kết hợp với nhau và được trộn đều cùng với đá xay nhuyễn. Vị của chè được đánh giá thanh ngọt dễ ăn và phù hợp với nhiều người.
Loại chè này ngày càng được nhiều người biết đến vì có công dụng thanh nhiệt. Rất thích hợp là món ăn giải khát trong những ngày hè nóng bức. Chè sâm bổ lượng cũng được nhiều mẹ bầu yêu thích và sử dụng để giải nhiệt. Vậy thực hư bầu ăn sâm bổ lượng được không?
II. Bà bầu 3 tháng đầu ăn sâm bổ lượng được không?
Với câu hỏi bà bầu 3 tháng đầu ăn sâm bổ lượng được không. Các chuyên gia cho hay, mẹ bầu có thể sử dụng món chè này.
Qua thông tin giới thiệu về sâm bổ lượng, có thể thấy nguyên liệu của chè rất an toàn cho thai phụ. Không có bất kỳ nguyên liệu nào đe dọa đến sự phát triển của thai nhi và thai phụ. Do đó, mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng trong bất kỳ giai đoạn nào khi mang thai.
Món chè sâm bổ lượng không những không nguy hại đến thai phụ và thai nhi mà còn đem đến nhiều công dụng tuyệt vời. Trong đó, phải kể đến công dụng giải nhiệt và nhiều lợi ích khác.
Mặc dù món ăn này không hề nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần phải xem xét sức khỏe của thân trước khi dùng. Vì chè sâm bổ lượng có sử dụng lượng đường phèn nhất định.
Do đó, với những thai phụ có nguy cơ mắc đái tháo đường tháo đường hay cao huyết áp nên hạn chế. Tốt nhất, nên hỏi ý kiến bác sĩ về tần suất sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
⭐⭐⭐ CÁC MẸ NÊN BIẾT: Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? +7 đồ ăn thức uống tốt nhất
III. Những lợi ích từ sâm bổ lượng đối với bà bầu
Có bầu hoàn toàn có thể ăn sâm bổ lượng được. Với những mẹ bầu có sức khỏe tốt thì có thể yên tâm sử dụng. Món ăn này mang đến rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu bao gồm:
1. Thanh nhiệt cơ thể
Thanh nhiệt cơ thể là lợi ích tuyệt vời nhất của món sâm bổ lượng. Vì trong chè chứa các nguyên liệu có tính hàn. Nên cải thiện được tình trạng nóng trong, giúp cơ thể nhanh nhiệt hiệu quả.
Hạt ý dĩ có trong chè sâm bổ lượng còn giúp cải thiện tình trạng nóng gan. Nhờ đó, tình trạng nổi mụn khi mang thai cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
2. Bổ não
Công dụng tiếp theo của sâm bổ lượng đó chính là bổ não. Món ăn này sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
3. Bổ sung máu cho sản phụ
Mẹ bầu ăn sâm bổ lượng trong 3 tháng đầu còn giúp bổ sung và phòng tránh chứng thiếu máu. Nguyên nhân do trong món ăn này có chứa phổ tai giúp bổ sung sắt hiệu quả.
Ngoài ra, trong rong biển, hạt ý dĩ cũng chứa hàm lượng sắt dồi dào. Mẹ bầu đừng nên bỏ qua món ăn này để tăng cường lượng sắt cho cơ thể.
4. Giúp mẹ bầu an thần, ngủ ngon
Sâm bổ lượng còn có tác dụng an thần do hạt sen có trong món ăn. Hạt sen được biết đến nhiều với công dụng giúp sản phụ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Do vậy, mẹ bầu nào đang trong tình trạng mất ngủ, khó ngủ nên bổ sung ngay.
✔️✔️✔️ ĐỌC THÊM: Bầu uống bò húc được không? 5+ Biến chứng nguy hại cần rõ
5. Tăng đề kháng cho bà bầu
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ được khuyến khích nên ăn chè sâm bổ lượng. Do món ăn này chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú. Giúp mẹ bầu tăng cường đề kháng, phòng tránh nhiều bệnh lý.
6. Giảm cân
Một giải pháp giảm cân cho mẹ bầu đó chính là sử dụng sâm bổ dưỡng. Mẹ bầu sử dụng món ăn này sẽ có cảm giác no lâu nên sẽ hạn chế được tình trạng ăn vặt.
IV. Hướng dẫn sơ chế và chế biến sâm bổ lượng cho bà bầu
Món chè sâm bổ lượng không khó thực hiện, nên mẹ bầu có thể tự nấu tại nhà. Sau khi có đầy đủ các nguyên liệu, mẹ bầu có thể áp dụng cách sơ chế và chế biến dưới đây.
Sơ chế:
- Rong tảo biển mẹ bầu ngâm mềm rồi cắt sợi nhỏ vừa ăn.
- Nhãn nhục các bạn cũng chỉ rửa sạch bằng nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn.
- Táo tàu, long nhãn, bạch mộc nhĩ ngâm với nước nóng rồi để ráo nước.
- Hạt ý dĩ rửa sạch rồi ninh khoảng 10 phút, đổ ý dĩ ra rổ rồi rửa lại với nước lạnh, để ráo nước.
- Củ sen các bạn rửa sạch, bỏ vỏ, cắt mỏng ngâm với nước muối. Cho củ sen, đường phèn vào ninh đến khi đường đã thấm.
- Hạt sen cũng rửa sạch rồi đun với khoảng 500ml cho mềm. Khi thấy hạt sen mềm thì bỏ thêm đường phèn và tiếp tục khuấy cho đường tan rồi tắt bếp.
Chế biến:
- Các bạn chuẩn bị nồi, đủ 1 lít nước rồi đun sôi.
- Cho hạt sen, củ sen và đường vào trước.
- Khi nước trong nồi sôi thì cho các nguyên liệu còn lại vào. Lưu ý, riêng nhãn nhục mẹ bầu sẽ cho vào sau cùng.
- Khuấy đều tay cho đến khi nồi chè sôi, nêm vừa ăn rồi tắt bếp.
- Mẹ bầu có thể ăn nóng hoặc chờ nguội cho đá vào ăn cùng.
V. Một số chú ý về dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Ba tháng đầu khi mang thai rất quan trọng, mẹ bầu cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng phù hợp. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, tốt nhất mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trong quá trình đi khám. Bên cạnh có chế độ phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ bầu cũng cần lưu ý:
- Bên cạnh 3 bữa chính mẹ bầu cũng nên chia nhiều bữa nhỏ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.
- Ưu tiên các thực phẩm tốt cho tiêu hóa, hạn chế các chất béo không tốt.
- Giữa các bữa ăn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
- Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa axit folic giúp thai phòng tránh dị tật.
- Chỉ sử dụng các món ăn đã được nấu chín không nên ăn sống hoặc tái.
- Bổ sung rau xanh, trái cây hàng ngày.
Trên đây là thông tin giải đáp bầu ăn sâm bổ lượng được không? Món ăn này rất tốt cho mẹ bầu, đặc biệt là bầu 3 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị tiểu đường hay huyết áp cao nên hạn chế sử dụng món ăn này. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 16/09 đến ngày 22/09!
Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?