Bầu có ăn được thịt chó không? Thịt chó là món ăn có nguồn dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thông tin khác nhau xung quanh bầu 3 tháng đầu có ăn được thịt chó không? Khiến cho nhiều mẹ bầu không dám sử dụng vì lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ có câu trả lời chuẩn xác để mẹ bầu mới bầu có ăn được thịt chó không. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
I. Bà bầu có ăn được thịt chó không?
Thịt chó là nguồn dinh dưỡng dồi dào, được nhiều người yêu thích. Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, thịt chó còn được nhiều người sử dụng để chữa bệnh xương khớp, trị chứng thận hư hay bị cảm.
Ngoài ra, dân gian còn truyền tai nhau về công dụng ăn chân chó sau sinh để nhiều sữa. Vậy với mẹ bầu có ăn thịt chó được không?
1. Đối với bầu 3 tháng đầu
Mới mang thai có ăn được thịt chó không? Các bác sĩ cho hay, trong thịt chó có những chất thiết yếu như đạm, sắt hay canxi. Những chất này rất quan trọng cho quá trình mang thai nên mẹ bầu có thể ăn thịt chó.
Tuy nhiên, chính vì chất dinh dưỡng trong thịt chó cao nên mẹ bầu cần tính toán lượng ăn phù hợp. Nếu mẹ bầu thích món ăn này cũng chỉ nên ăn vài miếng. Nếu ăn quá nhiều thịt chó sẽ gây nhiều tác hại không mong muốn.
Ngược lại, nếu mẹ bầu ăn thịt chó ở mức vừa phải tần suất hợp lý sẽ mang đến những công dụng sau:
- Lượng đạm có trong thịt chó rất tốt cho quá trình phát triển của các tế bào hay mô và cơ.
- Thịt chó là nguồn bổ sung canxi dồi dào cần thiết cho sự phát triển của răng và xương.
- Giúp mẹ bầu bổ sung sắt, phòng tránh tình trạng thiếu máu, nâng cao hàng rào miễn dịch để bảo vệ cơ thể.
- Cân bằng chỉ số huyết áp.
- Điều hòa nước và các chất điện khoáng.
- Hàm lượng Vitamin A rất tốt cho sự phát triển của xương, cơ quan sinh sản.
2. Đối với mẹ bầu 3 tháng cuối
Bà bầu 8 hay 9 tháng có ăn được thịt chó không? Những tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu được khuyến khích không nên ăn thịt chó. Đặc biệt, những mẹ bầu bị huyết áp cao, hay rối loạn chuyển hóa Lipid máu càng không nên ăn. Bởi nếu mẹ bầu ăn thịt chó thời điểm này dễ bị tiền sản giật hoặc sinh sớm, thậm chí hỏng thai.
II. Những nguy cơ có thể gặp khi bà bầu ăn thịt chó
Phụ nữ mang thai có ăn được thịt chó không? Câu trả lời là mẹ bầu có thể ăn nhưng chỉ ăn với số lượng rất ít. Trường hợp mẹ bầu ăn thịt chó thường xuyên sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
1. Đầy bụng
Cho dù mẹ bầu chỉ ăn thịt chó với số lượng ít cũng sẽ đối mặt với tình trạng đầy bụng. Nguyên nhân do hàm lượng chất đạm có trong thịt chó rất lớn.
Khi cơ thể nạp nhiều chất đạm sẽ khiến quá trình hấp thụ chất bị quá tải. Từ đó, khiến cho dạ dày bị dư thừa chất gây đầy bụng khó chịu.
2. Gây tiền sản giật
Tiền sản giật là biến chứng nguy cơ cao mẹ bầu cần phải thận trọng khi ăn thịt chó. Bởi trong thịt chó chứa nhiều đạm nên khiến mẹ bầu có nguy cơ cao bị gout.
Không những thế, chất đạm quá nhiều còn khiến cơ thể sản sinh nhiều axit uric. Hệ quả là mẹ bầu sẽ xuất hiện triệu chứng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm.
✔️✔️✔️ NÊN ĐỌC NGAY: [Giải đáp băn khoăn]: Bà bầu có ăn được rau dền không?
3. Thừa đạm
Đạm rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là mẹ bầu. Do đó, rất nhiều mẹ bầu bổ sung nhiều đạm khi mang thai để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Tuy nhiên, trong thịt chó chứa quá nhiều chất đạm. Nếu mẹ bầu sử dụng nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thu các chất khác, dẫn đến mẹ bầu bị thiếu chất.
4. Nhiễm khuẩn từ thịt và đồ ăn kèm
Trong thịt chó có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại đến sản phụ. Nếu ăn phải thịt chó không đảm bảo, nhiễm khuẩn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc, nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, khi ăn thịt chó thường sẽ sử dụng mắm tôm để ăn kèm. Mắm tôm được khuyến cáo không nên ăn trực tiếp. Bởi mắm tôm sử dụng nguyên liệu sống dễ bị nhiễm khuẩn không an toàn cho mẹ bầu.
5. Nhiễm độc nếu chó bị đánh thuốc
Thịt chó mẹ bầu ăn có thể là chó bị đánh bả chứa xyanua. Chất này nếu đi vào cơ thể có thể gây nhiễm độc, trường hợp nặng có thể tử vong. Do đó, mẹ bầu cần phải thận trọng với món ăn này để tránh bị nhiễm độc.
III. Giải đáp: Vợ có bầu chồng có được ăn thịt chó không?
Vợ có bầu chồng ăn thịt chó có sao không? Dân gian từ lâu cho rằng nam giới không được ăn thịt chó hay các động vật khác khi vợ mang thai. Đặc biệt vào đầu tháng thì cần phải kiêng hơn.
Quan niệm này cho rằng việc chồng ăn thịt chó sẽ liên quan đến tội sát sinh. Điều này không hề tốt cho đứa bé đang ở trong bụng mẹ. Thực chất, đây chỉ quan niệm dân gian đến nay chưa được kiểm chứng về độ chính xác.
Điều này mang yếu tố tâm linh nên tùy vào quan niệm của mỗi người mà bạn đọc quyết định kiêng ăn thịt chó hay không. Nhiều gia đình chồng kiêng ăn thịt chó để mong muốn mang đến nhiều điều tốt lành cho gia đình và em bé.
IV. Mẹ bầu ăn thịt chó như thế nào là an toàn?
Bầu có thể ăn thịt chó nhưng chỉ nên ăn ít để đảm bảo an toàn cho bản thân. Ngoài ra, nếu ăn thịt chó mẹ bầu cũng cần phải lưu ý đến vấn đề sau:
- Tìm mua thịt chó ở địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để tránh mua phải chó dại, chó bị đánh bả.
- Nếu được, mẹ bầu nên mua thịt sống về chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hạn chế ăn thịt chó ngoài hàng quán để đảm bảo an toàn.
- Thay vì ăn kèm thịt chó với mắm tôm, mẹ bầu nên chế biến bằng các món mặn hoặc canh từ thịt chó để đảm bảo an toàn.
- Mỗi lần ăn chỉ nên ăn một vài miếng, mỗi tuần không ăn quá 2 lần.
- Nếu sau khi ăn thịt chó cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần đi kiểm tra ngay.
Bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu trả lời câu hỏi bầu có ăn được thịt chó không? Món ăn này tuy bổ dưỡng nhưng mẹ bầu nên hạn chế ăn, đặc biệt bầu 3 tháng cuối không nên ăn. Thay vì ăn thịt chó, mẹ bầu có thể bổ sung các loại thịt khác an toàn hơn như thịt lợn, thịt bò, thịt gà…
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12