Nhiều sản phụ hay mách nhau về những lợi ích đặc biệt của trứng ngỗng đối với thai nhi. Chính vì vậy, rất nhiều mẹ bầu bổ sung món ăn này trong thực đơn hàng ngày. Vậy bầu mấy tháng ăn trứng ngỗng thì tốt cho cả mẹ và thai nhi? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
I. Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng
Bên cạnh trứng gà, việc bổ sung trứng ngỗng khi mang thai được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn. Sở dĩ món ăn này được sản phụ yêu thích bởi có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Nếu đánh giá về kích thước, trứng ngỗng có trọng lượng lớn hơn nhiều đối với trứng gà. Nhưng sự thật trứng ngỗng lại số lượng dưỡng chất thấp hơn trứng gà. Cụ thể, trong trứng ngỗng có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein cần thiết cho các hoạt động của cơ thể…
Với hàm lượng dưỡng chất cao, dân gian từ xưa đã khuyến khích các sản phụ ăn trứng ngỗng trong thai kỳ. Nhờ đó, thai nhi sẽ khỏe mạnh, não bộ phát triển tốt hơn.
II. Phụ nữ mang bầu có nên ăn trứng ngỗng không?
Trong những tháng của thai kỳ sản phụ có nên ăn trứng ngỗng không? Xét về lợi ích mang lại của trứng ngỗng, thực phẩm này rất tốt cho mẹ bầu. Việc mẹ bầu bổ sung trứng ngỗng với tần suất hợp lý sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả hai mẹ con. Cụ thể:
1. Tốt cho xương khớp
Hàm lượng canxi và photpho có trong trứng ngỗng rất tốt cho xương khớp của hai mẹ con. Cụ thể, những chất này sẽ giúp mẹ bầu tránh được tình trạng đau nhức, thoái hóa xương. Còn đối với thai nhi, trẻ sẽ phát triển tốt về chiều cao.
2. Phát triển não bộ thai nhi
Các loại Vitamin A có trong trứng ngỗng rất tốt cho não bộ của thai nhi. Chính vì thế, dân gian từ xưa đã có thông tin mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ giúp trẻ thông minh.
3. Tốt cho tiêu hóa
Nếu mẹ bầu thường xuyên gặp các bất thường về hệ tiêu hóa nên bổ sung trứng ngỗng. Trong thực phẩm này có chứa Vitamin B3 rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Ngoài ra, chất này còn mang nhiều công dụng cho hệ thần kinh của thai phụ.
4. Cải thiện làn da
Nhiều chị em khi mang bầu làn da trở nên xấu xí, nổi mụn, tàn nhang. Sử dụng trứng ngỗng là một trong những phương pháp cải thiện làn da mẹ bầu hiệu quả và an toàn.
Để cải thiện làn da của mình, chị em hãy sử dụng lòng trắng trứng ngỗng và thoa lên vùng da cần cải thiện. Nếu kiên trì sử dụng bạn sẽ thấy làn da trở nên mịn màng và trắng hơn.
5. Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin B6 trong trứng ngỗng là thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mẹ bầu. Khi hệ miễn dịch được cải thiện, mẹ bầu sẽ phòng tránh được nhiều bệnh lý.
⭐⭐⭐ ĐỌC THÊM: Bà bầu ăn nghệ được không? Lưu ý quan trọng 3 tháng đầu
III. Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy thì tốt?
Theo các chuyên gia, trứng ngỗng tốt là vậy tuy nhiên mẹ bầu cũng nên sử dụng đúng thời điểm. Có như vậy việc dùng trứng ngỗng mới an toàn, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Vậy bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy? Được biết, thực phẩm này mẹ bầu có thể ăn vào các khoảng thời điểm khác nhau trong thai kỳ. Tuy nhiên, khác với trứng gà, trứng ngỗng có mùi vị khá tanh. Đặc biệt, nếu sử dụng nhiều còn khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng như đầy bụng…
Chính vì thế, mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên hạn chế ăn trứng ngỗng. Đặc biệt, với những mẹ bầu ốm nghén nặng tuyệt đối không nên ăn. Vì ăn trứng ngỗng lúc này sẽ khiến tình trạng ốm nghén diễn ra nghiêm trọng hơn.
Chị em hãy đợi qua 3 tháng đầu, bước sang tháng thứ 4 có thể đưa món trứng ngỗng vào ghi chú các thực phẩm nên ăn hàng ngày. Tuy nhiên, hãy lưu ý ăn trứng ngỗng với tần suất hợp lý để tránh bị đầy bụng.
IV. Hướng dẫn chế biến và ăn trứng ngỗng đúng cách
Trứng ngỗng mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho thai kỳ. Tuy nhiên, để phát huy được những công dụng này sản phụ cần phải ăn đúng cách. Không nên bổ sung quá nhiều khiến cho sức khỏe hai mẹ con bị ảnh hưởng.
Về cách ăn, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu mỗi tuần chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng. Mặc dù trứng ngỗng nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên mẹ bầu vẫn cần bổ sung các thực phẩm khác. Điều này sẽ giúp cơ thể được nạp đủ các chất dinh dưỡng, tránh bị thiếu chất.
Về cách chế biến, mẹ bầu có thể dùng trứng ngỗng để luộc, rán hoặc kết hợp với nhiều món ăn khác. Nguyên tắc khi chế biến quan trọng mẹ bầu cần lưu ý đó là cần phải nấu chín thức ăn. Nếu ăn phải trứng còn sống sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến thai nhi.
Đa số, trứng ngỗng các mẹ bầu thường chế biến bằng cách luộc. Thời gian để làm chín món ăn này là luộc tầm 17 phút. Trứng khi chín xong mẹ bầu nên ăn ngay để tránh bị tanh khi dùng. Tuyệt đối không được để trứng ngỗng luộc qua đêm.
Bài viết trên đây đã giải đáp thông tin bầu mấy tháng ăn trứng ngỗng. Như vậy, thời điểm thích hợp để mẹ bầu ăn trứng ngỗng là từ khoảng thời gian kết thúc chu kỳ thứ nhất. Khi sử dụng mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên ăn mỗi tuần 1 lần. Trứng khi chế biến cần đảm bảo chín để đảm bảo an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!