Bị Cúm Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

cum o ba bau 1 16583891766381589017296

Cúm có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, gây khó chịu cho thai phụ. Bệnh cúm đối với người bình thường đã đáng ngại, với bà bầu thì lại càng phức tạp hơn. Có rất nhiều mẹ bầu đã lo lắng cho sức khỏe thai nhi khi mẹ bị cúm. Vậy bà bầu mắc cúm có nguy hiểm? Sẽ phải làm gì khi bị mắc cúm? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Bệnh cúm là gì?

Cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên cúm lại rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần có biện pháp phòng tránh hữu hiệu.

Nguyên nhân bị cúm khi mang thai

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khi em bé bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận của cơ thể, thai phụ lúc này có những thay đổi nhất định, đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, đặc biệt, hệ thống miễn dịch suy giảm khiến họ dễ bị mắc ho, nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm.

📌📌📌📌📌📌📌📌Bạn Nên Biết: Teo Cơ Tủy Sống – Ít Gặp Nhưng Nguy Hiểm

cum o ba bau 1 16583891766381589017296
Cảm cúm khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Nguyên nhân khách quan khiến bà bầu mắc cảm cúm có thể là do thời tiết thay đổi hay môi trường xung quanh. Cúm là một truyền nhiễm cấp tính. Một số chủng virus cúm có khả năng khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như: Sứt môi, sinh non, đục thủy tinh thể hoặc thai chết lưu.

Bệnh cảm cúm ở bà bầu thường là lành tính, tuy nhiên, nó cũng có thể biến chứng nặng và gây nguy hiểm, đặc biệt là ở thai phụ có bệnh lý mạn tính về hô hấp và tim mạch hay suy giảm miễn dịch.

Dấu hiệu nhận biết cảm cúm khi mang thai

Thai phụ có thể mắc phải bệnh cúm quanh năm, đặc biệt vào mùa đông, một số dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu bao gồm:

  • Đau đầu.
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi.
  • Viêm họng.
  • Ớn lạnh.
  • Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần.
  • Ho khan.
  • Bị sốt.
  • Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể.
20190410 064257 274870 ba bau bi ho.max 1800x1800 1
Bị cúm khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi.

📍📍📍📍Xem Thêm: Mang Thai Khi Lớn Tuổi Cần Lưu Ý Điều Gì?

                                  Siêu Âm Nhiều Có Ảnh Hưởng Thai Nhi Không?

Các dấu hiệu cảm cúm khi mang thai thường đến rất nhanh, biểu hiện rõ ràng, có xu hướng nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn từ 1 đến 2 tuần. Nếu thai phụ nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh cúm thì hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

2. Bị cúm khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn người bình thường khi mắc phải cảm cúm. Một trong những biến chứng dễ gặp phải nhất chính là gây viêm phế quản, viêm phổi.

Ngoài ra, còn có các biến chứng khác không phổ biến như:

  • Nhiễm trùng máu gây ra giảm huyết áp,
  • Viêm tai giữa, viêm não, viêm màng não, viêm nội tâm mạc…

Khi mang thai, nếu thai phụ bị cảm cúm thì điều này cũng sẽ gây nên những nguy cơ sinh sớm. Em bé sinh ra có cân nặng thấp hoặc nặng nề hơn là thai lưu hoặc tử vong. Ngoài ra, thai nhi còn có nguy cơ bị hở hàm ếch, tim bẩm sinh. Ngoài ra, nếu mẹ bị cúm trong 5 tháng đầu thai kỳ thì bộ não của thai nhi rất dễ bị tổn thương dẫn đến rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ.

Chính vì thế, ngay khi có những dấu hiệu cảm cúm thì hãy lập tức đến bệnh viện kiểm tra. và có phương án xử lý kịp thời. Chỉ có bác sĩ mới có đủ chuyên môn và trình độ thăm khám, các phương tiện kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như mức độ ảnh hưởng tới thai nhi để có những hướng điều trị cụ thể.

3. Điều trị cảm cúm cho bà bầu

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Khi bạn bị ốm khi đang mang thai, bước đầu tiên của bạn là:

  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Uống nhiều nước để làm dịu cơn đau họng và bổ sung một số chất khác đã bị mất đi do sốt.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bạn bị đau họng hoặc ho.
  • Ăn uống nhiều: Hãy tập trung vào việc ăn nhiều thực phẩm vitamin C tăng cường miễn dịch (cam, bưởi, kiwi, dứa, quả mâm xôi, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina) và thực phẩm chứa nhiều kẽm (thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc, trứng, đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn và hạt bí ngô).

Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể sử dụng:

  • Nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt để làm lỏng chất nhầy mũi và làm dịu mô mũi bị viêm
  • Hít thở không khí ấm, ẩm để giúp nới lỏng tắc nghẽn; Máy xông hơi mặt, máy phun sương nóng hoặc thậm chí tắm nước nóng.
  • Súp gà giúp giảm viêm và làm dịu nghẹt mũi
  • Thêm mật ong hoặc chanh vào tách trà ấm khử cafein để giảm đau họng
  • Sử dụng túi chườm nóng và lạnh để giảm đau xoang

Vì sốt cao có thể gây hại, do đó bạn cần sử dụng các biện pháp hạ nhiệt an toàn, bao gồm:

  • Dùng thuốc hạ sốt (acetaminophen – Tylenol là cách an toàn nhất)
  • Tắm nước ấm
  • Uống nhiều đồ uống mát
  • Giữ quần áo và giường ngủ sạch sẽ

Điều trị tại bệnh viện

Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để điều trị. Các loại thuốc có thể sử dụng

Thuốc chống siêu vi rút

Acetaminophen

Thuốc chữa ho

Thuốc xịt mũi

Thuốc kháng histamin

4. Biện pháp phòng ngừa khi bà bầu bị cảm cúm

Để phòng ngừa cúm, mẹ bầu cần lưu ý:

– Tránh xa các nguồn lây bệnh, không tiếp xúc với người đang mắc bệnh, 

– Không tiếp xúc gần với gia cầm tươi sống vì chúng có thể chứa tác nhân gây cúm rồi truyền sang người

– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng

– Hạn chế đi mưa vì rất dễ bị cảm cúm

– Khi ngủ không nên để gió quạt, gió điều hòa bay thẳng vào mũi vì rất dễ bị ngạt mũi và gây cúm

– Đặc biệt, nếu có ý định mang thai, chị em phụ nữ nên tiêm phòng cúm. Vì đây được cho là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay

– Nếu có biểu hiện của cúm hãy đi khám ngay để được chỉ dẫn cách điều trị an toàn, hiệu quả

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status