Bệnh truyền nhiễm trong đó có quai bị là nỗi lo của không ít người. Mặc dù hiện nay đã có vắc-xin phòng quai bị nhưng khi mắc phải quai bị vẫn rất nguy hiểm. Bệnh quai bị là căn bệnh rất dễ lây nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng. Nhiều người lo ngại rằng: có phải mắc quai bị là sẽ bị vô sinh? Khi mắc quai bị bệnh nhân nên làm gì? Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm mà bệnh quai bị gây ra.
🔥Ngày 02/05/2024: Một số bệnh nam khoa thường gặp
🔥Ngày 26/04/2024: Đánh giá hình thái phôi được tiến hành như thế nào?
🔥Ngày 25/04/2024: Những dấu hiệu cho biết có thể bạn đang mắc PCOS.
🔥Ngày 24/04/2024: Tại sao có các dấu hiệu mang thai nhưng chuyển phôi thất bại?
🔥Ngày 25/04/2024: Lệch bội nhiễm sắc thể gây ra điều gì?
🔥Ngày 26/04/2024: Suy buồng trứng nguyên phát là gì?
Nguyên nhân nào gây ra bệnh quai bị?
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do Mumps virus, thuộc họ Paramyxoviridae, làm sưng một hay cả hai tuyến mang tai và có thể có cả tuyến nước bọt, viêm màng não, viêm tuyến tụy và viêm tinh hoàn. Về mặt y học, bệnh này được gọi là viêm tuyến mang tai hoặc quai bị.
Đọc ngay: Phân mảnh DNA tinh trùng và những điều cần biết
Quai bị lây từ người bệnh qua người lành khi người lành đứng gần người bệnh lúc ho, nhảy mũi hay qua thức ăn, thức uống chung và có thể gây thành dịch trong cộng đồng.
Các triệu chứng của quai bị
Một số người bị nhiễm virus quai bị không xuất hiện dấu hiệu hoặc các triệu chứng, nếu có thì các triệu chứng thường rất nhẹ. Khi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị phát triển, chúng thường xuất hiện khoảng 2-3 tuần sau khi một người tiếp xúc với virus.
Một số dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh quai bị có thể bao gồm:
- Đau sưng tuyến nước bọt ở một hoặc cả hai bên mặt.
- Đau đầu.
- Viêm tinh hoàn.
- Viêm tụy
- Sốt
- Đau cơ
- Cơ thể suy nhược và mệt mỏi
- Đau khi ăn và nuốt.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị
Bệnh có thể xảy ra quanh năm ở nước ta, tuy nhiên bệnh bùng phát mạnh và thường xuyên hơn vào các tháng thu-đông, vùng có khí hậu mát mẻ và khô hanh thường là khu vực lý tưởng cho bệnh lan truyền mạnh hơn.
Quai bị thường dễ lây lan ở những nơi tập trung đông người, nhóm trẻ mẫu giáo, trẻ học ở các trường trung học phổ thông hoặc thanh niên, người lớn cũng là đối tượng của bệnh. Tỷ lệ bệnh ở nam sẽ cao hơn ở nữ.
Quai bị thường ít gặp ở những trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu đời với trường hợp mẹ từng mắc bệnh. Sau 2 tuổi, tần suất mắc bệnh cao dần và đạt đỉnh ở độ tuổi từ 10-19 tuổi.
Biến chứng nguy hiểm mà bệnh quai bị gây ra
Đối với nam giới
Quai bị gây ra viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, vấn đề này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản sau này của người bệnh. Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn của quai bị, tinh hoàn sẽ sưng to, đau và viêm dẫn đến tình trạng sốt kéo dài.Trường hợp nặng có thể dẫn đến teo tinh hoàn và làm số lượng tinh trùng giảm đáng kể gây vô sinh.
Đối với nữ giới
Đối với nữ giới, quai bị có thể gây viêm buồng trứng. Tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới chiếm khoảng 7%, thấp hơn rất nhiều so với biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới, tuy nhiên biến chứng này cũng để lại những hậu quả nặng nề. Các biểu hiện thường gặp đó là đau bụng dưới, rong kinh. Nếu không điều trị sẽ có nguy cơ tình trạng dính buồng trứng, u nang ống dẫn trứng, u nang buồng trứng, mưng mủ ở buồng trứng, ống dẫn trứng, tắc vòi trứng…
Đối với hai giới
- Viêm tụy. Có tỷ lệ 3% – 7%, là một biểu hiện nặng bệnh. Biểu hiện của viêm tụy thường đau bụng dữ dội. Bệnh nhân huyết áp tụt, ngất xỉu, nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Các tổn thương thần kinh: Viêm não có tỷ lệ 0,5%, bệnh nhân có các hiện tượng như: người bệnh thường xuyên bứt rứt, khó chịu, tính tình thay đổi, thường xuyên đau đầu, mệt mỏi, rối loạn thị giác, tri giác, một số trường hợp đầu bệnh nhân to lên do não úng thuỷ. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm về thể chất và tinh thần cho người bệnh, người bệnh có thể bị điếc, viêm tủy sống cắt ngang, giảm thị lực…
- Bên cạnh đó người bệnh có thể có một số biến chứng như viêm cơ tim, viêm phổi, viêm thanh phế quản, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm phổi…
Cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị là gì?
Cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị là tiêm vắc xin phòng bệnh. Hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch với quai bị nếu được tiêm phòng đầy đủ. Vắc xin quai bị thường được tiêm dưới dạng tiêm kết hợp sởi-quai bị-rubella (MMR II). Tất cả trẻ em và người lớn đều nên chủ động tiêm vắc xin MMR (Ấn Độ) hoặc MMR II (Mỹ) để phòng ngừa sởi, quai bị, rubella.
Như vậy quai bị có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không. Câu trả lời là có thể. Hiện nay, không có thuốc điều trị được hết bệnh quai bị, chỉ có điều trị giảm triệu chứng sốt, đau. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trẻ em và nguời lớn đều có thể phòng ngừa quai bị khi tiêm vắc-xin phòng bệnh tại trung tâm tiêm chủng.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!