Các Mốc Siêu Âm Thai Cần Biết

4 1

Chúc mừng các mẹ đã đi đến giai đoạn này. Dù là mang thai tự nhiên hay thai hỗ trợ sinh sản, việc siêu âm thai kỳ rất quan trọng. Hơn 9 tháng thai kỳ, các chị sẽ có những mốc siêu âm quan trọng. Thông qua siêu âm, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được sự phát triển của thai nhi. Một trong những thắc mắc của các mẹ là các mốc siêu âm thai định kỳ cần làm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết.

1. Tại sao cần khám thai và siêu âm thai định kỳ?

Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm để hiển thị hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ. Quá trình siêu âm không gây đau đớn, hiện tại không ghi nhận có tác dụng phụ đối với mẹ và thai nhi.

292353762 566399905150871 377942279678088602 n

Siêu âm định kỳ là cách ghi lại hình ảnh của thai nhi trong bụng mẹ. Nhờ đó, khám thai và siêu âm định kỳ sẽ giúp bố mẹ không chỉ được nhìn thấy mà còn biết được rất nhiều vấn đề xung quanh bé. Đặc biệt có thể biết bé có mắc các dị tật bẩm sinh hay không.

Các loại hình siêu âm thai

  • Siêu âm qua ngả âm đạo
  • Siêu âm thành bụng
  • Siêu âm 3D, 4D
  • Siêu âm Doppler

Tại sao cần siêu âm định kỳ?

Có nhiều nguyên nhân để siêu âm trong thai kì nhưng thông dụng nhất là:

  • Xác định có thai.
  • Xác định tuổi thai.
  • Kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển của thai.
  • Xác định số thai trong tử cung.
  • Xác định vị trí của nhau thai.
  • Đánh giá nguy cơ hội chứng Down (tuần 11-13).
  • Đánh giá các nguy cơ khác như tật khuyết thần kinh chẳng hạn.
  • Xác định giới tính (tuần 20).
  • Xác định biến chứng thai kì trong trường hợp có chảy máu âm đạo, bà bầu đau bụng hay thai giảm máy.
  • Phát hiện thai ngoài tử cung thường gặp là thai phát triển trong vòi trứng.
  • Hướng dẫn để chọc nước ối làm xét nghiệm. Nhằm đảm bảo kim không đâm trúng thai nhi.
  • Kiểm tra u xơ tử cung hay u buồng trứng.

🌸🌸🌸🌸Lưu ý: Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Gì Khi mang Thai Mùa Đông

4 1
Siêu âm thai định kỳ rất quan trọng.

2. Các mốc siêu âm thai định kỳ

Tuần thứ 5 – 6: Lần gặp gỡ đầu tiên

Đây được xem là mốc siêu âm cơ bản đầu tiên của thai kỳ và đặc biệt quan trọng. Giai đoạn này mẹ cần thực hiện siêu âm để xác định chính xác xem mình có đang mang thai hay không sau các lần thử thai trước đó. Bác sĩ cũng sẽ giúp mẹ kiểm tra vị trí làm tổ của phôi thai lúc này. Lúc này có thể đã nghe được nhịp tim thai của em bé.
Các mẹ hãy chú ý rằng thời điểm thai khoảng 5 tuần tuổi là lúc rất quan trọng để thực hiện siêu âm nhé!
Lần siêu âm này các mẹ chú ý rằng mình sẽ được bác sĩ tính toán tuổi thai dựa vào kỳ kinh cuối.

Tuần thứ 8: Nghe từng nhịp đập tim con

Lần siêu âm lần thứ hai này về cơ bản khá giống với lần đầu nhưng bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện hơn. Mục đích siêu âm nhằm xác định tim thai cùng các vấn đề phát triển của phôi thai nếu có. Mẹ cũng có thể được bác sĩ tư vấn thêm về vấn đề dinh dưỡng hoặc kê đơn thuốc uống bổ sung.

Tuần thứ 11 – 13: Kiểm tra dị tật thai nhi

Vào tuần thai thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày, các dị tật biểu hiện bên ngoài cơ thể thai nhi đã có thể quan sát rõ khi thực hiện siêu âm cơ bản. Đây chính là thời điểm mẹ nên kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra xem bé yêu có đang phát triển bất thường hay không.
Bác sĩ sẽ giúp mẹ đo tim thai, kiểm tra các chi đang lớn dần của con cũng như cơ hoành. Mẹ nên thực hiện thêm Double test để tầm soát sớm dị tật thai nhi nhé.

Một trong những bệnh có thể xác định tại thời điểm này là bệnh Down qua độ mờ da gáy. Khi siêu âm bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ nếu kết quả đo độ mờ da gáy bất thường. Nếu thai nhi được xác định có khả năng cao mắc bệnh này thì mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ hơn về các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán.

Tuần thứ 16 – 20: Thăm con yêu định kỳ

Phương pháp siêu âm giai đoạn 16 – 20 tuần giúp mẹ xác định các bất thường về lượng ối cũng như xác định xem thai có đang phát triển ổn định hay không. Bác sĩ cũng đồng thời đo tim thai và tử cung, phục vụ cho việc chuẩn bị sinh nở sau này.
Một số mẹ thường kết hợp làm Triple test khi đến siêu âm cơ bản lần thứ tư này. Xét nghiệm nhằm xác định các bất thường về nhiễm sắc thể hoặc ống thần kinh nếu có. Bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh siêu âm cũng như kết quả xét nghiệm này để quyết định có chọc ối trong trường hợp khẩn cấp để tiếp tục kiểm tra hay không.

Tuần thứ 24 – 28: Theo sát sự phát triển của con

Giai đoạn tuần thứ 24 đến 28 là giai đoạn khá nhạy cảm của thai kỳ. Đây là thời điểm then chốt để bác sĩ quyết định có cần đình chỉ thai kỳ hay không nếu có bất thường. Việc thực hiện siêu âm trong thời điểm này là cần thiết cho mẹ bầu.
Thời điểm thai trước 28 tuần tuổi là lúc cực kỳ nhạy cảm, mẹ nên đến bệnh viện để thực hiện siêu âm
Tại bệnh viện, bác sĩ siêu âm sẽ giúp mẹ kiểm tra tình trạng nhau thai, nước ối, cân nặng, các bất thường về hình thái và tim thai của con. Mẹ nên kịp thời trao đổi với bác sĩ mọi dấu hiệu thay đổi bất thường mà mẹ cảm nhận trong lần siêu âm cơ bản này.

Tuần thứ 32 – 36: Kiểm tra ngôi thai

Lúc này mẹ bầu đã bước sang tam cá nguyệt thứ ba và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Khi thực hiện siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai của bé yêu trong bụng mẹ. Ngoài ra bác sĩ cũng giúp mẹ kiểm tra tử cung để phát hiện các dấu hiệu sinh non nếu có. Một số xét nghiệm mẹ có thể sẽ cần thực hiện bổ sung là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu thai kỳ.

Tuần thứ 36 – 40: Chuẩn bị vượt cạn

Đây là giai đoạn rất gần thời điểm con chào đời. Chính vì vậy mẹ có thể sẽ cần thực hiện siêu âm cơ bản mỗi tuần một lần. Khi siêu âm bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai cho con, kiểm tra sự tăng trưởng của con. Các trường hợp thai ở vị trí bất lợi cho mẹ có thể được chỉ định mổ khẩn cấp để tránh gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

3

Trên đây là những thông tin quan trọng về các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng. Các mẹ cố gắng nắm được để có thể theo dõi thai kỳ an toàn và an tâm hơn. Chúc các mẹ có thai kỳ an vui, mẹ con đủ ngày đủ tháng gặp nhau!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status