Cần làm gì khi kinh nguyệt ra nhiều?

kinh nguyet ra nhieu co sao khong

Kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khoẻ của chị em phụ nữ. Có những chị em chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 28-30 ngày. Nhưng cũng có trường hợp ra ít hoặc ra rất nhiều. Có nhiều chị em kinh nguyệt ra nhiều và dài ngày đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. Vậy việc chảy máu kinh nhiều nguyên nhân là do đâu? Và cần làm gì khi kinh nguyệt ra nhiều?

1. Kinh nguyệt thế nào là nhiều?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ đến tuổi có khả năng sinh đẻ. Kinh nguyệt có tính chất lặp đi lặp lại hàng tháng. Chu kỳ kinh dao động từ 28 – 30 ngày, thời gian hành kinh thông thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Nếu thời gian hành kinh này kéo dài trên 7 ngày thì được gọi là rong kinh. Lượng máu mất mỗi chu kỳ trên thực tế khoảng 50 – 80ml. 

20210331 kinh nguyet ra nhieu duoc dieu tri theo tinh trang benh 4
Kinh nguyệt ra nhiều là hiện tượng khá phổ biến.

Kinh nguyệt ra nhiều là hiện tượng khá phổ biến. Có khoảng một phần ba số nữ giới phải tìm cách xử lý tình trạng này mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Máu kinh ra nhiều là dấu hiệu không bình thường, cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nếu lượng máu kinh ra quá nhiều trên 80ml (có thể theo dõi qua số lần phải thay băng vệ sinh và cảm giác của bản thân) là bất thường. Điều này khiến cho việc sinh hoạt của chị em trở nên khó khăn, bất tiện. Nếu nhận thấy chảy máu nhiều hơn bình thường, hãy đi thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa để được chẩn đoán chính xác.

2. Lượng kinh nguyệt như thế nào được gọi là nhiều?

Dấu hiệu kinh nguyệt ra nhiều:

Khi bạn có bất kỳ những biểu hiện nào dưới đây thì gọi là kinh nguyệt ra nhiều:

  • Chảy máu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
  • Máu kinh thấm ướt băng vệ sinh, phải đổi miếng mới trong chưa đầy một giờ, liên tục trong vài giờ liên tiếp.
  • Phải sử dụng cùng lúc nhiều miếng băng vệ sinh mới có thể kiểm soát lượng kinh nguyệt.
  • Cần phải thay băng trong đêm.
  • Máu kinh nguyệt chứa nhiều cục máu đông lớn, chiếm hơn một phần tư thể tích.

Ra máu nhiều có nguy hiểm không?

Chảy nhiều máu kinh nguyệt có khả năng là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần phải điều trị. Tình trạng này có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng gây ra khó thở và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng này còn tùy thuộc là lượng máu có nhiều ở mức độ nào. Đồng thời phải khám để xác định những nguyên nhân gây ra tình trạng máu kinh ra nhiều thì mới biết được mức độ nguy hiểm của bệnh.

Khi chưa được chẩn đoán thì ảnh hưởng trước hết của tình trạng này là chị em sẽ bị thiếu máu do bị mất máu quá nhiều. Biểu hiện ban đầu là gây choáng váng, mệt mỏi, da xanh xao. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý và cần được thăm khám ngay để có hướng điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân khiến lượng máu kinh ra nhiều và dài ngày

  • U xơ và polyp tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Ngày rụng trứng không đều đặn
  • Rối loạn chảy máu
  • Sử dụng dụng cụ tránh thai (vòng tránh thai)
  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Các nguyên nhân khác: liên quan đến mang thai (chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung và sảy thai), viêm vùng chậu…

⁉️⁉️⁉️⁉️Bạn có biết: Mẹo giảm đau bụng kinh cho chị em

fd1275bc a711 408a aa06 ffc56431ef18
Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân gây chảy máu kinh nhiều.

3. Cần làm gì khi kinh nguyệt ra nhiều?

Việc đầu tiên khi có hiện tượng kinh nguyệt ra quá nhiều là bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhà để sớm có biện pháp điều trị. Việc điều trị trước tiên sẽ ưu tiên việc cầm máu cho bệnh nhân. Bao gồm:

  • Kháng sinh chống nhiễm trùng.
  • Thuốc có tử cung như: oxytocin, ergometrin,…
  • Thuốc giúp đông máu như: transamin.
  • Nạo buồng tử cung cầm máu.
  • Sử dụng thuốc có chứa nội tiết hormon.

Sau khi cầm máu thành công, sẽ tiến hành điều trị theo nguyên nhân:

  • Với u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung: phẫu thuật cắt khối u hoặc thuyên tắc động mạch tử cung.
  • Polyp buồng tử cung: nội soi buồng cắt polyp 
  • Polyp cổ tử cung: xoắn hoặc đốt polyp cổ tử cung.
  • Ung thư cổ tử cung: phẫu thuật kết hợp với xạ trị, hóa trị tùy theo giai đoạn.
  • Rối loạn hormon nội tiết: dùng thuốc có chứa hormone nội tiết dự phòng máu kinh ra nhiều kẻ các chu kỳ sau.

Trên đây là những việc cần làm gì khi kinh nguyệt ra nhiều. Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe của người phụ nữ, không chỉ là mỗi sức khỏe sinh sản. Việc ra nhiều máu kinh và kéo dài có thể nguy hiểm cho người phụ nữ nếu không đi khám và có biện pháp kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status