Trước đây, khi kỹ thuật đông phôi chưa phát triển nên chủ yếu bệnh nhân được chuyển phôi tươi. Ngày nay, việc chuyển phôi trữ đông ngày càng phổ biến. Kỹ thuật đông phôi ngày càng phát triển, tăng cơ hội có thai cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân chuyển phôi và còn số phôi dư, những phôi đó sẽ được trữ đông cho lần mang thai tới. Tại Viện Mô phôi thời gian gia hạn lưu trữ phôi là 1 năm/lần. Tuy nhiên vì lý do nào đó mà bệnh nhân bị quá hạn lưu trữ phôi. Vậy cần làm gì khi phôi lưu trữ bị quá hạn?
💡Ngày 12/08/2024: Cuốn sách “Bất thường di truyền trong vô sinh nam”
💡Ngày 04/07/2024: Sau chuyển phôi khi nào có tim thai?
💡Ngày 03/07/2024: Sau 5 lần sinh non bố mẹ đã có em!
💡Ngày 27/06/2024: Hai lần chuyển phôi đều thành công tại Viện!
💡Ngày 02/07/2024: Chuẩn bị niêm mạc có nên uống nước cam không?
💡Ngày 02/07/2024: Quy trình chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi đông lạnh.
💡Ngày 12/08/2024: Tại sao bố mẹ khoẻ mạnh nhưng sinh con mắc bệnh di truyền?
Phôi trữ đông có tốt không?
Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi điều trị hiếm muộn. Đa số hiện nay các bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm được chuyển phôi trữ.
Phôi người là sự kết hợp giữa giao tử của bố (tinh trùng) và giao tử của mẹ (noãn) tạo thành, hay còn gọi là hợp tử. Trong thụ tinh ống nghiệm, phôi được nuôi trong môi trường nuôi cấy 3 ngày sau chọc noãn gọi là phôi ngày 3 (phôi phân chia). Phôi được nuôi cấy 5 ngày sau chọc hút noãn gọi là phôi ngày 5 (phôi nang).
Phôi trữ đông là gì?
Phôi trữ đông là khái niệm để nói về những phôi được trữ lạnh sau quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thay vì được đưa vào cơ thể người mẹ.
Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm, các phôi đã được trữ đông trước đó có thể được rã đông. Sau đó được chuyển vào tử cung ở những bệnh nhân mong muốn tiếp mục mang thai. Vào ngày chuyển phôi, chuyên viên phôi học sẽ rã đông các phôi được bác sĩ chỉ định. Sau đó, phôi sẽ được kiểm tra và đánh giá khả năng sống; trung bình trên 98% các phôi sẽ sống sau quá trình rã đông.
Phôi trữ đông có tốt không?
Có nhiều lý do dẫn đến việc hoãn chuyển phôi tươi, trữ lạnh phôi toàn bộ. Sau đó bệnh nhân được chuyển phôi trữ lạnh. Các lý do thường gặp như: nguy cơ quá kích buồng trứng, nội mạc tử cung mỏng, tử cung nhiều nhân xơ có thể ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi (phôi không thể bám dính vào buồng tử cung)…
Bước quan trọng nhất trong chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh là chuẩn bị nội mạc tử cung. Điều này giúp đảm bảo nội mạc tử cung đủ độ dày cần thiết và chất lượng tốt, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự làm tổ và phát triển của phôi sau khi đặt vào buồng tử cung.
Đông lạnh phôi tương đối an toàn và mang lại tỷ lệ mang thai, sinh con thành công. Phương pháp đông lạnh phôi trong điều trị trong IVF có thể tốn kém chi phí hơn nhưng mang lại nhiều lựa chọn hơn cho những cặp vợ chồng cần trì hoãn việc mang thai hoặc không thể thụ thai cách tự nhiên.
Tại Viện Mô phôi, phôi được trữ đông bằng phương pháp thuỷ tinh hoá. Tỷ lệ phôi sống sau rã đông đạt gần 100%.
Cần làm gì khi phôi lưu trữ bị quá hạn?
Các bệnh nhân điều trị IVF tại Viện và có phôi trữ đông đều được cấp giấy lưu phôi. Thời hạn lưu trữ phôi là 1 năm/lần. Sau khi hết hạn, nếu bệnh nhân còn có nguyện vọng trữ đông tiếp, bệnh nhân cần đến Viện để làm thủ tục gia hạn. Vợ hoặc chồng cần mang giấy lưu phôi đến để làm thủ tục.
- Bệnh nhân thay đổi địa chỉ nơi ở, định cư nước ngoài, số điện thoại,
- Hoặc hiểu nhầm là phôi đã bị hủy dẫn đến không phản hồi về các tin nhắn, cuộc gọi từ Viện, không thanh toán phí lưu trữ phôi khi đến hạn lưu trữ trong cam kết ký với Viện.
Tuy nhiên có những trường hợp vì lý do nào đó đã quá hạn nhưng chưa làm thủ tục gia hạn lưu trữ, bệnh nhân cần liên hệ lại với Viện càng sớm càng tốt qua số Hotline: 02463296588 để được kiểm tra và hướng dẫn.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 16/09 đến ngày 22/09!
Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?