Canh niêm mạc chuyển phôi là một trong những giai đoạn quan trọng trong kỹ thuật IVF. Nếu niêm mạc đạt độ dày lý tưởng sẽ giúp cho phôi phát triển tốt hơn. Vậy niêm mạc bao nhiêu là hợp lý? Quá trình canh niêm mạc chuyển phôi như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
I. Canh niêm mạc tự nhiên là như thế nào?
Theo các bác sĩ của Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, phôi sau khi chuyển vào tử cung của nữ giới sẽ di chuyển vào lớp niêm mạc để bắt đầu làm tổ. Tuy nhiên, không phải lúc nào niêm mạc của người mẹ cũng đảm bảo để đón nhận phôi. Chính vì thế, người mẹ cần phải canh niêm mạc để chờ đến thời điểm thích hợp để chuyển phôi.
Canh niêm mạc tự nhiên là quá trình chuẩn bị niêm mạc để làm tổ theo chu kỳ tự nhiên của người nữ giới. Trường hợp này, bác sĩ sẽ hạn chế can thiệp vào chu kỳ của người nữ. Khi thấy niêm mạc có độ dày thích hợp, lúc này mới tiến hành chuyển phôi vào trong.
Tuy nhiên, quá trình canh niêm mạc tự nhiên tồn tại một số nhược điểm. Phương pháp này không hợp với những cho chu kỳ dài mà chỉ phù hợp cho chị em có chu kỳ ngắn.
Ngoài ra, nếu muốn siêu âm cần phải xem xét vào tình trạng của nang noãn. Không thể linh động để sắp xếp thời gian siêu âm. Hoặc nếu quá trình rụng trứng diễn ra sớm hơn dự kiến thì không thể chuyển phôi mà phải tiếp tục theo dõi vào chu kỳ sau.
Chính vì thế, hiện nay thay vì canh niêm mạc tự nhiên. Bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em dùng một số loại thuốc hay thực hiện kích ứng buồng trứng. Để giúp cho quá trình canh niêm mạc diễn ra thuận lợi, tăng khả năng đậu thai.
II. Niêm mạc bao nhiêu thì chuyển phôi?
Vậy niêm mạc bao nhiêu thì chuyển phôi? Trong quá trình canh niêm mạc chuyển phôi, người nữ sẽ được bổ sung một số loại thuốc. Sau đó, sẽ được theo dõi, nếu niêm mạc có độ dày trên 8mm sẽ được tiến hành chuyển phôi.
Độ dày niêm mạc thích hợp nhất và hiệu quả nhất để chuyển phôi đó là 8 – 14mm. Nếu niêm mạc ít hơn 8mm hoặc nhiều 14mm thì quá trình thụ thai sẽ giảm hiệu quả.
Tuy nhiên, có trường hợp niêm mạc mỏng khoảng 5 – 6mm cũng có thể thành công. Trường hợp này bác sĩ có thể cải thiện bằng cách đưa huyết tương giàu tiểu cầu vào. Phương pháp này đã được Viện Mô phôi sử dụng và giúp nhiều ca niêm mạc mỏng đậu thai thành công.
III. Quy trình canh niêm mạc để chuyển phôi
Có rất nhiều chị em thắc mắc về quy trình canh niêm mạc để chuyển phôi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với chị em quy trình canh niêm mạc bằng cách sử dụng thuốc nội tiết ngoại sinh.
Thực chất, quá trình này sẽ gồm 2 giai đoạn chính. Bao gồm giai đoạn bổ sung estrogen và giai đoạn bổ sung Progesterone. Cụ thể quy trình như sau:
- Bước 1: Người nữ sẽ được chỉ định làm xét nghiệm kiểm tra nội tiết hoặc siêu âm lạc nội mạc tử cung. Mục đích để đánh giá bạn có đủ các tiêu chí để thực hiện canh niêm mạc chuyển phôi không.
- Bước 2: Khi đã kiểm tra bệnh nhân có thể thực hiện canh niêm mạc trước khi chuyển phôi. Bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc bổ sung estrogen để kích thích niêm mạc đạt đồ dày phù hợp. Đồng thời, hình thành các mạch máu để cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi.
- Bước 3: Bác sĩ sẽ lên lịch hẹn kiểm tra để đánh tình trạng niêm mạc của chị em.
- Bước 4: Nếu niêm mạc đã có độ dày đảm bảo, sẽ được chuyển sang giai đoạn bổ sung Progesterone. Thuốc có tác dụng chuẩn bị cho quá trình nhận và nuôi phôi, giúp phôi phát triển tốt nhất sau khi chuyển.
- Bước 5: Bác sĩ xác định thời điểm chuyển phôi thích hợp nhất để đảm bảo thành công. Với những phôi có tuổi là 3 ngày thường sẽ được chuyển khi bổ sung Progesterone được 3 ngày. Còn với những phôi có độ tuổi là 5 – 6 thì sẽ được chuyển sau khi bổ sung Progesterone 5 ngày.
🌠🌠🌠 BẠN CẦN BIẾT: Sau chuyển phôi ăn gì? – 7 món ăn không thể thiếu dành cho mẹ bầu
IV. Những lưu ý trong thời gian canh niêm mạc để chuyển phôi
Canh niêm mạc chuẩn bị chuyển phôi là giai đoạn quan trọng trong quá trình thực hiện IVF. Để tăng cơ hội mang thai, giúp thai phát triển khỏe mạnh. Các chị em cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình canh niêm mạc chuyển phôi.
1. Giữ tinh thần và tâm lý ổn định
Trong quá trình thực hiện IVF nói chung, canh niêm mạc chuyển phôi nói riêng. Chị em cần phải có tâm lý thoải mái, vui vẻ, không nên đặt áp lực cho bản thân.
Thời gian này, nên trò chuyện với người thân, nghe nhạc thư giãn. Không nên xem những bộ phim gây kích động, có suy nghĩ tiêu cực. Những người thân trong gia đình cũng nên quan tâm và sản sẻ, không tạo áp lực sinh con cho người nữ.
2. Uống và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Quá trình canh niêm mạc chuyển phôi chị em sẽ phải dùng một số loại thuốc. Chị em cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc, thay đổi thuốc.
3. Dinh dưỡng đầy đủ
Canh niêm mạc chuyển phôi nên ăn gì cũng là mối quan tâm của rất nhiều người. Một chế độ dinh dưỡng tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng cũng sẽ giúp cho niêm mạc có độ dày tốt.
Thời điểm này các chị em nên bổ sung một số thực phẩm sau:
- Các loại rau xanh giúp bổ vitamin, chất xơ.
- Chất béo chưa bão hòa.
- Thịt bò.
- Sữa đậu nành.
- Trứng gà.
- Omega 3…
Ngoài ra, nên nói không với chất kích thích, đồ uống có cồn.
4. Uống nhiều nước
Thời điểm này chị em cũng nên uống nhiều. Ngoài uống nước lọc, chị em có thể uống các loại nước ép tốt cho sức khỏe. Đây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể.
5. Sinh hoạt điều độ
Chị em cần có chế sinh hoạt khoa học và điều độ. Hãy nghỉ ngơi hợp lý, ngủ sớm, không thức khuya. Đặc biệt, nên kiêng chuyện vợ chồng trước khi chuyển phôi 1 ngày nhé.
6. Tập thể dục, vận động
Để niêm mạc dày thì buồng tử cung cần phải được bơm máu đầy đủ. Do đó, chị em hãy vận động mỗi ngày để quá trình lưu thông máu diễn ra tốt nhất. Việc vận động còn giúp chị em có tâm lý thoải mái và thư giãn.
Trên đây là thông tin về canh niêm mạc chuyển phôi trong kỹ thuật IVF. Niêm mạc có độ dày 8 – 14mm rất thích để chuyển phôi. Để niêm mạc có độ dày lý tưởng này, các bạn hãy áp dụng những lời khuyên hữu ích mà bác sĩ Viện Mô phôi đã chia sẻ trên. Chúc bạn thành công và sớm có tin vui
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!