Em bé IVF có phát triển khoẻ mạnh không?

404576115 879307413860117 4774208292763290196 n

Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới sinh ra từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Đến nay, mỗi năm có hàng triệu trẻ em trên thế giới được sinh ra từ kỹ thuật này. Năm 1998, ca IVF đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện thành công. IVF đã mở ra một chân trời mới cho những người không thể có thai theo cách tự nhiên. Bên cạnh niềm hạnh phúc được làm cha mẹ, có một số người vẫn còn hoài nghi về phương pháp IVF. Nhiều người lo ngại rằng: em bé IVF có phát triển khoẻ mạnh không? Em bé IVF có phải con của mình không??? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng để bệnh nhân nắm được về vấn đề này.

1️⃣Ngày 06/08/2024: Những mốc khám thai IVF mẹ bầu nên lưu ý.

2️⃣Ngày 05/08/2024: Sữa đậu nành có làm nghiêm trọng hơn tình trạng buồng trứng đa nang?

3️⃣Ngày 11/07/2024: Làm mẹ sau 15 năm mong con!

4️⃣Ngày 05/08/2024: 5 dấu hiệu có thể bạn đã mang thai sau chuyển phôi.

5️⃣Ngày 19/07/2024: Bệnh nhân lỗ ngoài tử cung bị chít hẹp chuyển phôi thành công!

6️⃣Ngày 18/07/2024: PGT-M giúp bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh

7️⃣Ngày 18/07/2024: Tác động của stress đến khả năng sinh sản ở nam giới được hiểu hiện như thế nào?

Những trường hợp được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật lấy tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để làm tổ, bắt đầu một thai kỳ. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5. 

Thời gian cho một ca thụ tinh trong ống nghiệm mất bao lâu?

Thông thường một ca thụ tinh ống nghiệm mất tối thiểu là 5 tuần. Thời gian làm IVF được xác định cụ thể như sau:

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản tổng quát của 2 vợ chồng. Thăm khám, sàng lọc, để hoàn thiện hồ sơ IVF. 
  • Nếu không có bệnh lý phụ khoa cần điều trị. Chị em sẽ được chỉ định tiêm thuốc kích thích buồng trứng trong vòng 10 – 12 ngày.
  • Mất thêm 34 – 36 giờ nữa kể từ mũi tiêm thuốc kích thích rụng trứng để tiến hành thủ thuật chọc hút trứng.
  • Trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau để tạo phôi. Phôi được nuôi cấy trong thời gian 3- 5 ngày, tùy theo phác đồ điều trị của từng cặp đôi trước khi chuyển phôi vào tử cung của người vợ.
  • Khoảng 14 ngày sau chuyển phôi, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện xét nghiệm beta hCG nhằm xác định tình trạng mang thai.

Những trường hợp được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm

Cũng như tất cả các kỹ thuật y khoa khác, thụ tinh trong ống nghiệm cũng có chỉ định riêng. Không phải tất cả các trường hợp hiếm muộn đều phải làm IVF. Dưới đây là một số trường hợp được chỉ định thực hiện IVF tại Viện Mô phôi:

  • Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương hai vòi trứng, đã cắt bỏ vòi trứng…
  • Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
  • Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
  • Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
  • Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần nhưng thất bại.
  • Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
  • Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh. 
315339139 420202666989393 6807710577036530014 n 768x991 1
IVF là một kỹ thuật y khoa có chỉ định cụ thể.

Em bé IVF có phát triển khoẻ mạnh không?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại  Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), em bé IVF hay em bé thụ tinh ống nghiệm cũng bình thường như những đứa trẻ khác về đặc điểm thể chất và trí tuệ.

Không có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy sự khác thường về sức khỏe và tinh thần của các em bé IVF so với các em bé được sinh tự nhiên. Cho đến nay đã có hàng triệu em bé IVF ra đời khỏe mạnh, phát triển bình thường. Nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh có thể xuất hiện ở cả nhóm trẻ em thụ tinh tự nhiên và trẻ em IVF. Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy: tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh chỉ chiếm 3 – 4%. Trong đó tỷ lệ mắc ở các em bé được sinh bằng phương pháp IVF chiếm 1%.

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản và sàng lọc các bệnh di truyền ở cả bố và mẹ. Nhờ quá trình sàng lọc di truyền tiền làm tổ giúp loại trừ các trường hợp mắc bệnh. Như Hội chứng Turner, DownEdwards, Patau, Thalassemia,.. 
  • Lựa chọn và nuôi cấy phôi có chất lượng và tỷ lệ thành công cao nhất. Theo đó, các bác sĩ chỉ lựa chọn những tinh trùng khỏe mạnh nhất để thụ tinh. Nhờ đó, giảm thiểu tối đa các nguy cơ em bé IVF mắc bệnh bẩm sinh. 
  • Theo dõi và tư vấn kỹ trong cả quá trình thụ tinh và cả quá trình mang thai. 
Anh chup Man hinh 2023 09 20 luc 16.04.24
Thai kỳ IVF luôn được theo dõi chặt chẽ, nhất là 3 tháng đầu.

Tính đến nay, mỗi năm có hàng ngàn em bé IVF chào đời khỏe mạnh. Tại Việt Nam có hơn 200.000 em bé IVF. Đây là con số cao nhất khu vực ASEAN.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status